
Đề so sánh liên hệ giữa bà cụ Tứ trong Vợ nhặt và truyện ngắn Hai đứa trẻ
by lynxicoiis
YOU ARE READING
Đề so sánh liên hệ giữa bà cụ Tứ trong Vợ nhặt và truyện ngắn Hai đứa trẻ
RandomĐề bài: Anh/Chị hãy phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt từ đó liên hệ với tâm trạng nhân vật liên tới cảnh chiều tà trong truyện ngắn Hai đứa trẻ để làm nổi bật vẻ đẹp tình người trong cuộc sống
#12 #bà #chiều #cảnh #cập #cụ #gia #hai #học #liên #lop #nhat #pho #quoc #thi #thpt #thông #trung #trẻ #tà #từ #vân #vợ #đứa

Hai đứa trẻ là sáng tác in trong tập "Nắng trong vườn" năm 1938 phản ánh cuộc sống tối tăm, mòn mỏi của người dân nơi phố huyện nghèo. Phố huyện mà từng người ở đây đều ngự trị một thứ ánh sáng nhỏ nhoi, yếu đuối. Thứ ánh sáng ấy là biểu tượng cho những kiếp sống chìm khuất, mù tối. Hiện thực hiện lên được bao trùm bởi bóng tối dày đặc, cuộc sống con người đều tối tăm, tù túng, quẩn quanh, bế tắc và nghèo nàn. Thạch Lam tập trung miêu tả tâm trạng của nhân vật Liên, một cô bé của phố huyện tối tăm này.
Bạn đang xem: Bà cụ thi
Truyện mở đầu bằng khung cảnh chiều tà nơi phố huyện nghèo. "Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve". Cảnh chiều tà đẹp thơ mộng và trữ tình lại mang thêm vẻ êm ả và đượm buồn quá. Liên ngồi lặng im quan sát, suy nghĩ và cảm nhận nỗi buồn lan tỏa trong không gian: "Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn."
Cái buồn ấy là cái buồn trong long người, và còn cái buồn ngoài hiện thực nữa, buồn mà đến vẻ thơ mông của thiên nhiên cũng không thể che lấp được. Đó là cảnh tiêu điều, xơ xác khi chợ tàn, "trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên", cái mùi mà "quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này". Phố huyện còn đau đớn và ám ảnh hơn với hình ảnh "lom khom" và "nhặt nhạnh" của mấy đứa trẻ nhà nghèo. Phải chăng cái đói, cái khổ không chỉ đè nặng, rắc lên tấm lưng của bậc làm cha làm mẹ mà giờ đây, nó cũng đang hành hạ cả những tâm hồn trẻ thơ. Liên cùng đồng long với những đứa trẻ ấy vì chính chị cũng đang phải oằn mình mưu sinh giữa xã hội bóng đêm này, chị thương nhưng chính chị cũng không có tiền để cho bọn nó. Liên giống như hòa tâm hồn vào không gian, mang nặng tình yêu quê hương, giàu long thương với những kiếp người nơi phố huyện mình.
Trong chiều tàn màn đêm dần buông, Thạch Lam vẽ nên từng nỗi u uất , những nhân vật hiện lên trong câu chuyện đều là những con người mang kiếp tàn tro. Đó là mẹ con chị Tí ngày đi mò cua bắt tép, , tối dọn hàng dưới gốc cây bang. Quầy hàng ít ỏi chỉ là mấy bát nước chè, mấy điếu thuốc lào, chỉ cần hai người là có thể chuyển cả cửa hàng đi. Và dù bán "chẳng ăn thua" nhưng mẹ con chị Tí vẫn dọn hàng từ chập tối đến đêm, cuối cùng cũng chỉ sống một cuộc sống cầm cự gần như vô vọng. Nhân vật khác như bà cụ Thi hơi điên xuất hiện với tiếng cười khanh khách, lúc nào cũng đến cửa hàng của Liên uống một hơi cạn sạch một cút rượu ti rồi lảo đảo bước ra ngoài, chìm dần vào bóng tối. Bà cụ Thi là người mang kiếp đã tàn quá nửa; nỗi đau của người đàn bà này không phải nỗi đau của người điên, nối đau này chỉ "hơi điên": Nửa ngây dại, nửa tỉnh đời. Bởi vậy bà cụ xuất hiện với tiếng cười khanh khách đầy ghê rợn; âm thanh ấy vang lên những ý thức về sự đau đớn, chua chat, đầy dằn vặt của con người sống trong xã hội cũ. Tiếng cười ấy bật lên trong bế tắc và ngập đầy bóng tối. Và làm sao có thể bỏ qua được chị em Liên? Hai chị em tuy vất vả, lam lũ không bằng mẹ con chị Tí nhưng dường như là những đứa trẻ đáng thương nhất. CHúng đã từng biết đến những thứ ánh sáng niềm vui nơi thành thị mà giờ đây tất cả chỉ là những dĩ vãng xa xôi. Hai chị em phải lao vào cuộc sống mưu sinh, trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, buổi tối ngủ lại để trông hàng, ngày chợ mà khách ít ỏi, ế ẩm, người ta cũng chỉ mua nửa bánh xà phòng.
Nỗi buồn lại càng khắc khoải hơn khi về đêm: phố huyện chìm trong bóng tối và cuộc sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu. Phố huyện với ánh sáng leo lắt, nhỏ nhoi như ánh sáng của mấy con đom đóm, hay là ánh sáng của những vì sao. Những ánh sáng ấy không đủ để nâng đôi cánh tâm hồn của những đứa trẻ để rồi chúng lại nhanh chóng bị màn đêm dày đặc dìm xuống thực tại phũ phàng mà chúng đang phải đối mặt. Nhịp sống tại đây giống như một guồng quay bất tận, cửa hàng chị Tí lúc nào cũng được dọn ra từ chập tối đến đêm khuya, chấm lửa vàng của gánh phở bác Siêu chỉ cần nhìn thoáng qua là nhận biết, rồi vợ chồng bác Sẩm tối nào cũng góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu rồi ngủ gục trên manh chiếu lúc nào không hay, và khi nghe thấy tiếng cười, Liên đều quay người rót sẵn một cút rượu ti... Liên nhớ lại khi ở Hà Nội, một chốn phồn hoa, nhiều đèn, còn có thứ nước xanh đỏ,... đó là quá khứ xa xăm, đẹp đẽ, vui mà thật buồn! Cái nhịp điệu sống quẩn quanh, Liên mong chờ, mà không chỉ có Liên, tất cả những con người nơi đó đều cố thức hàng đêm khát khao đoàn tàu đến mang theo ánh sáng, mang theo "một cái gì đó tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ". Khoảnh khắc đợi tàu bỗng nhiên trở thành thời điểm thiêng liêng, hệ trọng. Đoàn tàu đến mang theo bao niềm vui nhưng gợi bao nỗi buồn bởi vì nó càng sáng rực, huyên náo, vui vẻ bao nhiêu thì càng làm cho phố huyện tối tăm buồn tẻ bấy nhiêu.
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, ánh sáng và ngọn đèn dường như cũng là một nhân vật rất quan trọng. Từng ánh sáng lại mang những ý nghĩa đặc thù. Ngọn đèn của chị Tí được nhắc lại với tần suất dày đặc, ngọn đèn càng nhỏ bé chứng tỏ việc buôn bán của mẹ cn chị Tí càng vụn vặt, lẻ tẻ nói riêng và của cả phố huyện nói chung. Ngọn đèn ấy ngày càng mờ nhạt giống như cuộc sống của người dân ngày càng tù túng, quẩn quanh và bế tắc. Rồi những ánh sáng heo hắt từ thiên nhiên, yếu ớt và lẻ loi giống như tâm hồn của những đứa trẻ cùng cực và đói khổ. Chỉ có một luồng sáng lớn nhất bắt nguồn từ đoàn tàu. Luồng ánh sáng đó là những sức sống tiềm tang được cóp nhặt lại, thể hiện cho ý chí là hy vọng một ngày đổi đời của nhân dân. Dù có bất lực và cơ cực đến đâu, con người vẫn cố gắng vươn lên để sống, vì luôn có những niềm tin một cuộc sống khá hơn.
Từ đầu đến cuối câu truyện, Thạch Lam đứng dưới cái nhìn của Liên để miêu tả con người, miêu tả phố huyện. Cái nhìn thông qua Liên đầy cảm thông và trắc ẩn. Những con người nơi phố huyện nghèo dựa vào nhau để sống, cùng nhau hy vọng, cùng nhau buôn bán, cùng nhau chờ tàu, họ cảm thông cho cuộc sống của nhau, chân chất và mộc mạc. Đây chính là một thứ tình người đẹp đượm buồn.
Xem thêm: Hair Makeover - Game Tiệm Cắt Tóc
Ở bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt và cả các nhân vật trong Hai đứa trẻ đều có chung một vẻ đẹp rất người. Bất kì ai cũng mang trong mình lòng trắc ẩn, sự nhân hậu và niềm cảm thông; ai cũng đều vẽ ra được một tương lai tươi sáng ở đâu đó phía trước làm động lực để bản thân phải tồn tại trên xã hội đầy bóng đêm tàn tạ và thê lương này. Dù mang hai phong cách nghệ thuật khác nhau, thế nhưng Kim Lân và Thạch Lam đều gặp nhau tại chủ đề về tình yêu con người, về niềm tin vẫn tồn tại vào tương lai. Hai đứa trẻ và Vợ Nhặt giống như những vết thương bị dao cứa để lại sẹo, nó gợi lên một quá khứ mù mịt và ám ảnh về một thời dân tộc tàn tro, dù đau đớn nhưng đầy nhân văn và nhân đạo.