fundacionfernandovillalon.com: Newton là nhà vật lý, toán học người Anh, người được mệnh danh là sáng lập ra vật lý học cổ điển đã tìm ra 3 định luật và được đạt theo tên của chính ông. Qua bài
Bạn đang xem: Biểu thức của định luật 3 newton
I. ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON
1. Nội dung định luật
Định luật 1 Newton hay còn gọi là định luật quán tính được phát biểu như sau:
“ Nếu một vật thể không chịu tác động của lực nào lên nó hoặc tổng các hợp lực tác động lên nó bằng không thì vật thể đó đang đứng yên sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên, hoặc vật thể đó đang trong trạng thái chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.”2. Biểu diễn định luật 1 Newton
ΣF = 0 ⇒ (fracdvdt=0)3. Ý nghĩa của định luật
Định luật 1 Newton chỉ ra rằng lực không phải là nguyên nhân cơ bản gây ra chuyển động của các vật, mà chỉ là nguyên nhân gây ra sự thay đổi về trạng thái chuyển động (thay đổi về vận tốc/động lượng của vật).
Định luật 1 Newton là định luật bảo toàn vận tốc của vật hay còn gọi là định luật bảo toàn quán tính.
II. ĐỊNH LUẬT 2 NEWTON
1. Nội dung định luật
Định luật 2 Newton được phát biểu như sau:
“Vecto gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác động lên vật đó, độ lớn của vecto gia tốc sẽ tỉ lệ thuận với độ lớn của vecto lực đã tác động lên vật đó và sẽ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật”2. Công thức định luật 2 Newton
Từ phát biểu của định luật 2 Newton, ta có công thức sau:
(overrightarrowa=fracoverrightarrowFm) ⇔ (overrightarrowF =overrightarrowa.m)Trong đó:
(overrightarrowF): tổng ngoại lực tác dụng lên vật.(overrightarrowa: gia tốc.m: khối lượng của vật.Với trường hợp vật chịu nhiều lực tác động F1, F2, F3,..., Fn thì F sẽ là hợp lực của các lực: (overrightarrowF = overrightarrowF_1+ overrightarrowF_2 +overrightarrowF_3+...+ overrightarrowF_n)
3. Ý nghĩa của định luật
Định luật 2 Newton được sử dụng rất nhiều trong thực tiễn như áp dụng trong công nghiệp sản xuất máy móc, dụng cụ có khối lượng hợp lý hay giảm ma sát khi cần thiết,...
III. ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON
1. Nội dung định luật
Định luật 3 Newton được phát biểu như sau:
“Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B sẽ tác dụng ngược lại vật A một lực có cùng phương nhưng ngược chiều”Trong tương tác giữa 2 vật, một lực gọi là lực tác dụng và lực còn lại gọi là phản lực, chúng có đặc điểm sau:
Luôn xuất hiện hoặc mất đi đồng thời.Lực và phản lực có cùng giá, độ lớn nhưng ngược chiều gọi là hai lực trực đối.Lực và phản lực không cần bằng nhau vì chúng có thể đặt vào 2 vật khác nhau.2. Biểu thức định luật 3 Newton
(overrightarrowF_AB=-overrightarrowF_BA)3. Ý nghĩa của định luật
Định luật 3 Newton đã chỉ ra rằng lực không xuất hiện riêng lẻ mà sẽ xuất hiện theo từng cặp lực - phản lực hay lực chỉ xuất hiện khi có sự tương tác qua lại giữa hai hay nhiều vật với nhau.

IV. BÀI TẬP THAM KHẢO VỀ 3 ĐỊNH LUẬT NEWTON
Ví dụ: Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với v = 54km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều, biết lực hãm 3000N. Xác định quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại.
Lời giải tham khảo:
Đổi 1 tấn = 1000 kg.
Xem thêm: Mục Lục Toán 9 Ngắn Nhất - ✅ Sách Giáo Khoa Toán Lớp 9 Tập 1
Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.
Áp dụng định luật 2 Newton ta có: (overrightarrowa=fracoverrightarrowFm)