1. Thơ lục bát2. Thơ song thất lục bát3. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt4. Thơ ngũ ngôn bát cú5. Thơ thất ngôn tứ tuyệt6. Thơ thất ngôn bát cú7. Các thể thơ hiện đại


Bạn đang xem: Các thể thơ đã học

Để học tốt môn Ngữ văn lớp 12, mời các em tham khảo bài tổng hợp những kiến thức cơ bản các thể thơ lớp 12 được tổng hợp bởi Đọc Tài Liệu:

Tổng hợp kiến thức trọng tâm các thể thơ lớp 12

Thơ có thể gồm nhiều thể loại khác nhau như:
- Ca dao, dân ca- Khúc ngâm- Ca trù- Từ khúc- Truyện thơ- Thơ trào phúng- Thơ trữ tìnhNhưng đề bài thay vì hỏi thể loại của đoạn văn vần làm ngữ liệu thì câu hỏi thường gặp hơn sẽ là thể thơ của đoạn văn bản đó. Vì vậy, phần này sẽ tổng hợp những thể thơ thường gặp. Các em cần nắm rõ đặc điểm từng thể loại để phân biệt được các thể thơ và quan trọng là biết cách phân tích về âm điệu thơ, nhịp thơ khi đề bài yêu cầu.1. Thơ lục bát- Là thể thơ dân tộc.- Luật thơ:+ Số chữ và số câu: Một cặp hai câu thơ, câu trên sáu chữ (lục), câu dưới tám chữ (bát). Một bài thơ có thể có nhiều cặp lục bát, số lượng cặp câu không hạn định.+ Gieo vần lưng (eo vần): vần ở giữa câu thơ – chữ cuối câu sáu chứ thường bắt vần với chữ thứ sáu câu tám chữ, chữ cuối câu tám chữ bắt vần với chữ cuối câu sáu chữ ở cặp tiếp theo.- Vần luật phổ biến:Các từ số: 1 2 3 4 5 6 7 8Câu lục 1: + B + T + BCâu lục 2: + T T + + BCâu bát 1: + B + T + B + B
Câu bát 2: + T + B + T + B(Ký hiệu: B là thanh bằng, T là thanh trắc, + là tự do.)- Ví dụ thơ lục bát: Các bài thơ Tương tư (Nguyễn Bính), Việt Bắc (Tố Hữu)…Tham khảo:Phong cách nghệ thuật thơ của Tố HữuPhân tích bài thơ Việt Bắc - Tố Hữu2. Thơ song thất lục bát- Là thể thơ dân tộc, dùng trong ngâm khúc, truyện Nôm.- Luật thơ:+ Số chữ và số câu: Khổ thơ song thất lục bát gồm bốn câu: một cặp câu bảy chữ (song thất), hai câu sáu chữ và tám chữ (lục bát). Một bài thơ có thể có nhiều khổ song thất lục bát, số lượng khổ thơ không hạn định.+ Gieo vần: gồm cả vần chân và vần lưng- Văn luật:Có thể tóm lược niêm luật của hai đoạn kế nhau, mỗi đoạn 4 câu như sau :câu 1: x x t x b x T1  câu 2: x x b x T1 x B1 câu 3: x b x t x B1 câu 4: x b x t x B1 x B2câu 5: x x t x B2 x T2  câu 6: x x b x T2 x B3 câu 7: x b x t x B3 câu 8: x b x t x B3 x B4với:x = có thể là bằng hay trắc không bó buộc  b = thanh bằng (ịẹ, không dấu hay dấu huyền) t = thanh trắc (ịẹ, hỏi, ngã, sắc, nặng) B = vần thanh bằng T = vần thanh trắc
Tóm lại:+ Trong 2 câu 7 chữ, chỉ có chữ thứ 3, 5 và 7 cần theo đúng niêm luật.+ Trong câu 6 chữ, chỉ có chữ thứ 2, 4 và 6 cần theo đúng niêm luật.+ Trong câu 8 chữ, chỉ có chữ thứ 2, 4, 6 và 8 cần theo đúng niêm luật.- Ví dụ thơ song thất lục bát:Trải vách quế gió vàng hiu HẮT,  Mảnh vũ y lạnh NGẮT như ĐỒNG. Oán chi những khách tiêu PHÒNG, Mà xui phận bạc nằm TRONG má ĐÀỌDuyên đã may cớ SAO lại RỦỊ  Nghĩ nguồn cơn dở DÓI sao ĐANG. Vì đâu nên nỗi dở DANG ? Nghĩ mình mình lại nên THƯƠNG nỗi MÌNH.Trộm nhớ thủa gây HÌNH tạo HÓA  Vẻ phù dung một ĐÓA khoe TƯƠI Nhụy hoa chưa mỉm miệng CƯỜI Gấm nàng Ban đã nhạt MÙI thu DUNG (trích Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Hầu Ngô Gia Thiều)Chú thích:* HẮT vần với NGẮT (vần trắc # T1)  * ĐỒNG vần với PHÒNG và TRONG (vần bằng # B1) * ĐÀO vần với SAO (vần bằng # B2) * RỦI vần với DÓI (vần trắc # T2) * ĐANG vần với DANG và THƯƠNG (vần bằng # B3) * MÌNH vần với HÌNH (vần bằng # B4) * HÓA vần với ĐÓA (vần trắc # T3) * TƯƠI vần với CƯỜI và MÙI (vần bằng # B5)


Xem thêm: Đề On Tập Tiếng Việt Lớp 2 Lên Lớp 3 Môn Tiếng Việt (28 Đề), Bộ Đề Thi Tiếng Việt Lớp 2 Mới Nhất

*