Hiện nay, cây phong lan đang được rất nhiều người chơi và sưu tầm các giống lan quý hiếm. Ngoài ra, cây phong lan còn là loài hoa mang ý nghĩa là sự cao quý, mạnh mẽ và thanh nhã được rất nhiều người yêu mến. Đã là một người chơi cây cảnh thì không thể bỏ qua cây phong lan. Sau đây là một số thông tin mà Xanh Bonsai chia sẻ về cách trồng và chăm sóc loài cây trên:
Cách trồng cây phong lan cho ra hoa nhanh
Điều đầu tiên bạn cần xác định đó là trồng hoa lan theo mục đích hay sở thích của bạn:
Nếu trồng để ra hoa và ngắm giải trí thì bạn có thể chọn những giống như Vũ nữ, Dendrobium, Hồ điệp,… Còn muốn trồng theo mô hình kinh doanh thì có thể chọn những loài hoa có đặc điểm như ra hoa nhanh, khỏe đẹp và bền như: Vanca, Cattleya,…Theo một số kinh nghiệm từ nhiều người thì nhiệt độ thích hợp cho cây từ 22 – 27 độ C, còn độ pH thì 5 – 6, cấy cây bằng clorox sẽ thích hợp cho cây phát triển tốt.
Bạn đang xem: Cách trồng hoa phong lan
Địa điểm trồng lan thích hợp đó là treo bằng giàn sắt và che nắng bằng lười tối màu giúp cho cây không bị lá vàng và tránh hiện tượng thừa nắng. Trong vườn thì nên tạo điều kiện cho cây trồng luôn trong điều kiện mát mẻ và tưới nước sạch cho cây.



Về độ tuổi của cây, khoảng 12 tháng đầu hoa lan cần khoảng 50% nắng, từ 1 đến 1,5 tuổi có thể được 70% nắng. Đến khi ra hoa lan có thể chịu được chiếu sáng tự nhiên và bỏ cả màn che.
Hướng chiếu sáng cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến việc phát triển tốt của cây. Hoa Lan đặt ở hướng Đông nhận nắng buổi sáng sẽ tốt hơn hoa lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Và khi trồng cây hoa lan nên bố trí hàng theo hướng Bắc – Nam để cây nhận được ánh sáng đầy đủ.
3. Nước
Ngoài ánh sáng nhiệt độ và phân bón ra thì tưới nước cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây Hoa lan. Thời gian tưới thì tùy vào theo mùa, khí hậu và độ ẩm.
Vào mùa hè thì cần tưới nước nhiều hơn, còn mùa đông thì ít hơn. Thời gian thích hợp là vào khoảng 8 cho đến 10 giờ sáng là phù hợp. Còn buổi chiều tối thì hạn chế vì có khả năng gây sâu bệnh cho cây, độ ẩm cao dễ gây ra thối gốc dẫn đến cây bị chết.
Với những người ở nơi có nhiệt độ khô thì có thể phun sương hằng ngày cho cây. Độ ẩm không khí từ 40 – 60% thì không cần thiết phun sương, còn dưới 40% thì cần phun sương cho cây để có một độ ẩm phù hợp cho cây. Không nên tưới nước quá nhiều cho cây, có đến 70 – 80% cây Phong lan bị chết đó là do tưới nước quá nhiều.
4. Phòng và trị bệnh cho cây phong lan
Cây phong lan có thể gây ra một số bệnh như rầy nâu, nấm và rệp. Vì vậy, việc phòng cho cây vẫn tốt hơn là chữa bệnh. Bạn có thể phòng bằng cách sử dụng một số thuốc sinh học như Antracol, Nativo hoặc Score để phòng nấm.
Xem thêm: Giải Mã Hiện Tượng “Thức Giấc Mơ Trong Giấc Mơ Căng Thẳng Phổ Biến Ở Nhiều Người
Loại lan này cũng rất hay mắc bệnh rầy và rệp. Vì thế bạn cần thường xuyên kiểm tra và chăm sóc kĩ phần lá, gốc và bộ rễ. Để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị. Nếu cây bị bệnh, bạn có thể mua thuốc rồi xịt lên cây để chữa bệnh.