- Khái niệm: biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.

Bạn đang xem: Cơ cấu dân số theo tuổi phản ánh

- Được biểu thị bằng công thức:

$T_{NN} = \frac{D_{nam}}{D_{nữ}}.100$

$ \longrightarrow$ Trong đó:

+ $T_{NN}$: Tỉ số giới tính.

+ $D_{nam}$: Dân số nam.

+ $D_{nữ}$: Dân số nữ.

- Hoặc:

$T_{nam} = \frac{D_{nam}}{D_{tb}}.100$

$ \longrightarrow$ Trong đó:

+ $T_{nam}$: Tỉ lệ nam giới.

+ $D_{nam}$: Dân số nam.

+ $D_{tb}$: Tổng số dân.

- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu vực: ở các nước phát triển, nữ nhiều hơn nam và ngược lại.

- Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam.

- Cơ cấu dân số theo giới: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia...

2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi (đơn vị %)

- Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Ý nghĩa: Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.

- Có ba nhóm tuổi trên thế giới:

+ Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.

+ Nhóm tuổi lao động: 15 - 59 (đến 64 tuổi).

+ Nhóm trên tuổi lao động: Trên 60 (hoặc 65) tuổi.

- Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết 54 tuổi.

- Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.

+ Thuận lợi: Lao động dồi dào.

+ Khó khăn: Sức ép dân số lớn.

- Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.

+ Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao

+ Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.

- Tháp dân số (tháp tuổi)

+ Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.

+ Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định).

+ Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.

*
*

II. CƠ CẤU XÃ HỘI

1. Cơ cấu dân số theo lao động

- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

a) Nguồn lao động

- Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế.

+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế.

b) Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Khu vực I: Nông – Lâm – Ngư nghiệp

- Khu vực II: Công nghiệp – Xây dựng

- Khu vực III: Dịch vụ

$ \Longrightarrow$ Xu hướng tăng ở khu vực II và III.

2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

- Dựa vào:

+ Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.

+ Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên.

Xem thêm: Bảng Ký Hiệu Hóa Học Cơ Bản Và Bài Ca Hóa Trị, Các Kí Hiệu Trong Hóa Học 8 Chi Tiết Đầy Đủ

$ \Longrightarrow$ Các nước phát triển có trình độ văn hóa cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.