Đồng 2 oxit có công thức hóa học là CuO, có dạng bột màu đen (kích thước hạt khoảng 30-50 nm) không tan trong nước và nóng chảy ở nhiệt độ cao (khoảng 1148 độ C). Phân loại theo hóa học, đồng 2 oxit là một oxit bazơ, có khả năng phản ứng dễ dàng, nhạy với các dung dịch axit hoặc các chất là oxit axit. Sự ổn định về mạng lưới kết nối các nguyên tử và tính hóa học ổn định giúp CuO trở thành thành phần xúc tác tốt trong các phản ứng hóa học, dây chuyền sản xuất.

Bạn đang xem: Cuo là chất gì

Đang xem: đồng 2 oxit

*

Các ứng dụng của đồng 2 oxit trong sản xuất gốm, thủy tinh, đồ sứ

Do CuO không bị oxy hóa trong không khí ở nhiệt độ thường, không bị biến màu bay màu nên được sử dụng làm chất tạo màu sắc trong nghề gốm, tạo sản phẩm có ánh xanh lá trong lớp men của sản phẩm. Để tăng tính đặc sắc, đa dạng cho sản phẩm, ngoài sử dụng đồng 2 oxit Cuo, các nghệ nhân làm gốm còn thêm một tỷ lệ đồng 1 oxit (CU2O) có màu đỏ vào để tạo ánh tím cho lớp men sản phẩm. Tuy nhiên để tạo hiệu quả màu sắc tốt nhất còn phụ thuộc vào tỷ lệ các chất khác trong thành phẩm, tỷ lệ các chất phụ gia và thời gian nung sản phẩm. Ví dụ như ánh tím trong lớp men lên đẹp nhất khi có thêm một tỷ lệ CaO (hay còn gọi là lime) để trợ màu hoặc lưu ý trong quá trình nung, ở giai đoạn đầu nung sản phẩm trong môi trường có tính oxi hóa cao nhưng trong giai đoạn giữa và giai đoạn cuối, nung ở môi trường trung tính. Còn với sản phẩm có sắc xanh lá, sắc độ của màu phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nung sản phẩm đó. Thường thì với thời gian nung càng nhanh thì màu cho lên càng chuẩn và đẹp hơn.


READ: Ãetilen - Axetilen

Ngoài ra tác động của các chất khác có trong hợp chất cũng ảnh hưởng tới độ lên màu, ví dụ trong hợp chất có lượng oxit chì cao cho ra sắc xanh tối hơn trong khi hợp chất chứa borbon hoặc oxit kiềm thổ sẽ cho sắc xanh lam tươi hơn. Nguyên lý tạo màu này cũng tương tự khi đồng 2 oxit CuO được sử dụng khi chế tạo các sản phẩm thủy tinh, sứ. Bên cạnh khả năng tạo màu, nhờ có tính flux mạnh, hệ số giãn nở nhiệt cao mà đồng 2 oxit giúp men nung tăng độ chảy loãng và dễ nổi các vân, rạn gốm (hay gọi là quá trình crazing). Giúp sản phẩm được tạo ra đảm bảo thẩm mỹ cao và chuyên nghiệp.

Xem thêm: De Thi Toán Lớp 6 Kì 2 Lớp 6 Môn Toán Năm 2021, 10 Đề Thi Thử Học Kì 2 Môn Toán Lớp 6 Năm 2020

*

Một số lưu ý trong pha màu với đồng 2 oxit CuO

Để tăng độ bắt mắt cho sản phẩm, ngoài việc tạo màu cơ bản cho sản phẩm, con người còn nghiên cứu và kết hợp CuO với nhiều chất khác nhau để tạo hiệu ứng thị giác hiệu quả nhất. Ví dụ như tạo hiệu ứng blotching – dải màu hoặc hiệu ứng specking – lốm đốm cho sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm làm từ thủy tinh, nhà sản xuất có thể kết hợp đồng 2 oxit CuO và các oxit titan. Để tạo cho sản phẩm một ánh vàng nhạt, có thể kết hợp sử dụng K2O trong hợp chất. Hay hai loại màu hot đang được ưa chuộng là ngọc lam (turquoise) và xanh lục ánh lam (blue – green) cũng được lên màu nhờ sự hòa trộn của CuO với thành phần phụ gia zicorn hoặc thiếc (trong điều kiện môi trường men có tính kiềm thổ – KNaO cao và hàm lượng alumina thấp). Tuy nhiên việc thêm các chất phụ gia này có thể tạo màu sắc lạ mắt nhưng với tỷ lệ không đúng đạt chuẩn thì có thể làm giảm độ bền, độ cứng của sản phẩm, dẫn tới hiện tượng rạn nứt do tác động lực từ bên ngoài trong quá trình sử dụng và di chuyển.


Post navigation


Previous: Bộ Thẻ Công Thức F2L Cơ Bản, Rubik Skills: F2L: Tự Nghiệm Vs Công Thức
Next: ☕☕ Stt Về Cafe Thả Thính, Cap Thả Thính Về Cafe Sữa Ngắn, Stt Cafe Thả Thính, Những Câu Nói Hay & Chất Nhất