Đề bài: Thuyet minh ve chiec mu bao hiem – Em hãy viết một bài văn thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm.
Bạn đang xem: Dàn ý thuyết minh mũ bảo hiểm
fundacionfernandovillalon.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:
Thuyết minh về chiếc nón la

Những ý chính:
Đề bài: Thuyet minh ve chiec mu bao hiem – Em hãy viết một bài văn thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm.Dàn ý Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm mẫu 1
I. Mở bài
– Tại nước ta xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu, đi trên đường nhiều người có thói quen bảo vệ đầu bằng nón bảo hiểm.
– Đội nón bảo hiểm cũng là quy định để đảm bảo an toàn tính mạng khi tham gia giao thông.
II. Thân bài
Lịch sử ra đời chiếc nón bảo vệ
– Vùng đầu là phần quan trọng nhất của cơ thể, người ta nghĩ ra dụng cụ bảo vệ đó là chiếc nón xuất hiện từ trong những cuộc chiến tranh.
– Nón bảo vệ được làm chủ yếu bằng sắt bảo vệ vùng đầu được an toàn.
– Ngày nay con người sử dụng nón bảo hiểm ngoài tác dụng đảm bảo an toàn còn mang tính thẩm mĩ và thời trang.
Cấu tạo
Mũ bảo hiểm gồm có 3 thành phần phần vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện bên ngoài ví dụ như quai mũ, kính chắn gió.
– Vỏ ngoài: chủ yếu được làm bằng nhựa bền, ưu điểm nhẹ nhàng, thuận tiện.
– Lớp lót bên trong: công dụng giảm va đập từ lực bên ngoài, ngoài ra còn có những khe thoáng giúp người đội mũ mát mẻ, thoáng mát.
– Phụ kiện bên ngoài: quai cài giữ mũ cố định thường làm bằng sợi ni lông rất bền và chắc chắn. Kính chắn gió giúp chắn gió, chắn bụi vẫn có ưu điểm dễ dàng quan sát cho người đội mũ.
Một số hãng nổi tiếng
Một số thương hiệu mũ bảo hiểm nổi tiếng như:
– Protec
– Andes Helmet
– Chita
– Honda
– Shark Helmets
– Hitech
Cách sử dụng
– Mũ bảo hiểm đội khi tham gia giao thông trên đường, công nhân đội khi lao động.
– Mũ đội vừa đầu, không được quá rộng nguy hiểm, cũng không được quá chật gây khó chịu. Quai cài phải vừa không được lỏng, sử dụng kính chắn phía trước để chắn gió, bụi từ môi trường.
Công dụng
– Bảo vệ vùng đầu khi có va đập mạnh, làm giảm tác động từ bên ngoài đến vùng đầu.
– Sử dụng chắn gió, bụi, ô nhiễm từ môi trường.
– Có tính thẩm mỹ, thời trang khi sử dụng.
III. Kết bài
– Mũ bảo hiểm là người bạn thiết thực, bảo vệ bạn khi tham gia giao thông cũng như công nhân khi lao động tại các công trường.
– Hãy sử dụng thường xuyên để hạn chế những nguy hiểm và biến chứng của tai nạn gây ra cho bản thân và gia đình.
Dàn ý Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu chiếc nón bảo hiểm: một trong những vật dụng không thể thiếu mỗi khi chúng ta ra đường tham gia giao thông chính là chiếc nón bảo hiểm.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Lịch sử hình thành: Lịch sử ghi nhận mũ bảo hiểm xuất hiện cùng thời với chiến tranh. Ban đầu, mũ được làm bằng da rồi dần dần được rèn sắt. Vào thế kỉ XVI-XVII, chiếc mũ được làm bằng thép nhẹ như thời trung cổ nhưng vành rộng hơn. Năm 1914, người Pháp chính thức coi mũ bảo hiểm là trang bị tiêu chuẩn của người lính. Lần lượt, Anh, Đức và các nước Châu Âu còn lại cũng theo gương. Ngày nay, mũ bảo hiểm dần dần xâm nhập vào đời sống.
b. Ý nghĩa, vai trò
Mũ bảo hiểm được sử dụng rộng rãi với những kết cấu và chức năng khác nhau: hàng không vũ trụ, quân đội, thể thao, công nhân và kĩ sư, các vận động viên nhiều môn thể thao như đấu kiếm, võ thuật, bóng bầu dục… và gần gũi nhất là người tham gia giao thông trên xe máy, xe đạp.
c. Thuyết minh cấu tạo chi tiết
Phần vỏ ngoài: được làm bằng lớp nhựa cứng, có khả năng chịu lực tốt. Sở dĩ mũ bảo hiểm làm bằng nhựa phổ biến hơn sắt vì nó nhẹ hơn, đỡ gây cảm giác nặng đầu hơn mũ bảo hiểm làm bằng sắt. Trên lớp vỏ đó có in những họa tiết khác nhau để tăng tính thẩm mĩ.
Phần bên trong: được làm bằng một lớp lót mềm mại khiến cho da đầu cảm thấy dễ chịu (thường bằng vải hoặc bông).
Phần quai: được gắn vào gần hai bên tai của mũ, có khóa chốt cài lại để cố định mũ vững chắc trên đầu tránh xê dịch hoặc rơi rớt.
Phân loại: có nhiều loại mũ khác nhau, người ta phân loại dựa vào công năng: mũ bảo hộ kĩ sư, mũ bảo hộ công an, mũ bảo hiểm cho người tham gia giao thông,…
d. Sử dụng và bảo quản
Mũ bảo hiểm dễ dàng sử dụng, chỉ cần đội lên đầu và cài quai là nó dã có thể bảo vệ đầu của bạn tối đa.
Bảo quản: bảo quản mũ bảo hiểm ở nơi râm mát, tránh nắng mưa tác động vào làm giảm chất lượng của mũ. Vệ sinh mũ thường xuyên.
3. Kết bài
Khái quát lại những công năng của chiếc mũ bảo hiểm.
Dàn ý Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm mẫu 3
Mở bài:
Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.
Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.
Thân bài:
*Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:
Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.
Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.
Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.
Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.
* Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:
Lớp vỏ ngoài cùng: Cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.
Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.
Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.
* Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.
Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình
Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.
* Tác dụng:
Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.
Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.
Kết bài:
Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người.
Đề bài: Thuyet minh ve chiec mu bao hiem – Em hãy viết một bài văn thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm.
Đề bài : Thuyet minh ve chiec mu bao hiem – Em hãy viết một bài văn thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm. Bạn đang xem : Thuyết minh về chiêc mũ bảo hiểm
Bài làm
Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm – bài 1
Nhịp sống của con người càng trở nên quay quồng, sinh động khi phương tiện đi lại giao thông vận tải ngày càng nâng cấp cải tiến tân tiến. Nhưng tình hình tai nạn thương tâm giao thông vận tải vẫn là mối đe doạ lớn đến tính mạng con người con người. Do đó chiếc mũ bảo hiểm trở nên quan trọng và gắn bó với đời sống con người .
Xem thêm: Consultant Là Gì ? Gỡ Rối Những Thắc Mắc Liên Quan Đến Consultant
Một chiếc mũ bảo hiểm thông thường có cấu tạo gồm ba lớp rất chắc chắn. Lớp thứ nhất là lớp chúng ta có thể nhìn thấy ngay bên ngoài – lớp vỏ. Đại đa số lớp vỏ của mũ bảo hiểm được làm bằng chất liệu nhựa rất cứng, trên bề mặt của lớp vỏ được phủ sơn với nhiều màu sắc khác nhau và in logo của nhà sản xuất. Một số mũ bảo hiểm chuyên dùng cho trẻ em còn được trang trí rất sinh động với nhiều hình thù ngộ nghĩnh, chủ yếu để thu hút sự thích thú của “khách hàng nhí”. Ngoài ra còn có những dòng mũ bảo hiểm cao cấp sử dụng hợp kim nhôm hoặc hợp kim cacbon làm lớp vỏ bên ngoài để làm giảm trọng lượng của mũ, tạo sự thoải mái mà vẫn đảm bảo chức năng giữ an toàn cho người đội. Lớp thứ hai là lớp quan trọng nhất – lớp mút xốp dày giữ vai trò giảm chấn động cho đầu khi gặp phải những va chạm mạnh bất thình lình. Lớp trong cùng cấu tạo từ một lớp lưới hoặc mút mỏng, thông thoáng hoặc có lỗ làm thoáng khí tạo cảm giác êm ái cho người sử dụng. Bên dưới là dây quai mũ được gắn với lớp vỏ cứng, cố định bằng ốc vít có tác dụng giữ mũ chặt vào đầu, khi bị ngã hay chịu một lực tác động thì mũ vẫn nằm yên trên đầu để bảo vệ đầu. Dây mũ được làm bằng dây dù vừa rẻ vừa bền chắc. Để giúp cho việc đội mũ và tháo mũ được dễ dàng, nhà sản xuất có lắp thêm bộ phận dây cài. Bộ phận này gồm một phần gắn chặt với mũ được thiết kế khá chu đáo, có thể điều chỉnh độ dài ngắn của quai mũ phù hợp với kích cỡ đầu của từng người, một phần là móc khóa không cố định, có thể dễ dàng gắn vào khi cần và mở ra khi không sử dụng. Trên mỗi sợi dây mũ còn có gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo, phù hợp với vị trí cằm vừa để cố định mũ, vừa để bảo vệ cằm không bị tổn thương. Một số loại mũ bảo hiểm còn có từ 2 đến 3 lỗ thông gió để khi di chuyển sẽ tạo ra luồng gió làm thông thoáng khí trong mũ. Ở những nước có khí hậu nhiệt đới như nước Việt Nam ta thì các loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng ẩm mà phải đội mũ trong suốt chặng đường dài.