Đánh nhau gây thương tích tỷ lệ bao nhiêu phần trăm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự ? Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi đánh nhau?


Đánh nhau gây thương tích tỷ lệ bao nhiêu phần trăm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì gây thương tích với tỷ lệ thuộc một trong các trường hợp sau thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

– Tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên;

– Tỷ lệ thương tích dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

+ Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

+ Gây thương tích đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

+ Gây thương tích đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

+ Gây thương tích có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây thương tích;

+ Gây thương tích trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

+ Có tính chất côn đồ;

+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Bạn đang xem: Đánh nhau gây thương tích

*

Luật sư tư vấn pháp luật về trách nhiệm khi đánh nhau gây thương tích: 1900.6568

Còn nếu mức tỷ lê thương tật dưới 11 % và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 134 Bộ luật hình sự thì nhân viên của bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Trong trường hợp này, nhân viên của bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, nhân viên của bạn có hành vi đánh nhau thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với hành vi xâm hại sức khỏe người khác có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Ngoài ra, nhân viên của bạn phải bồi thường thiệt hại cho người kia do sức khỏe của họ bị xâm phạm. Và các khoản nhân viên của bạn phải bồi thường theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của đối tượng bị thương.

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người kia trong thời gian người đó nằm viện điều trị và phục hồi sức khỏe. 

– Nếu trong thời gian điều trị mà cần phải có người chăm sóc thì nhân viên của bạn phải bồi thường cả chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc đó.

Xem thêm: Sách Giải Bài Tập Toán Lớp 3 Diện Tích Hình Vuông, Bài 1, 2, 3 Trang 153, 154 Sgk Toán 3

– Cuối cùng, nhân viên của bạn còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần này sẽ do các bên thoả thuận. Nếu hai bên không thoả thuận được thì mức tối đa mà nhân viên bạn phải bồi thường không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Tuy nhiên, theo quy định của Điều 594 Bộ luật Dân sự 2015 nếu nhân viên của bạn phòng vệ chính đáng thì không phải bồi thường thiệt hại

Bên cạnh đó, bạn có nêu là các đối tượng kia có hành vi phá xe và phá hàng trên xe của bạn. Ở đây bạn phải xem xét giá trị hàng hóa của bạn bị phá là bao nhiêu. Nếu giá trị hàng hóa bị phá từ 2 triệu đồng trở lên thì bạn có thể làm đơn tố giác những người đó về tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác theo Điều 143 Bộ luật hình sự 2015 đến công an điều tra để yêu cầu giải quyết.