Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.
Lưu ý:
* Cường độ dòng điện không đổi được đo bằng ampe kế (hay miliampe kế, . . . ) mắc xen vào mạch điện (mắc nối tiếp).
Bạn đang xem: Dòng điện không đổi là
* Với bản chất dòng điện và định nghĩa của cường độ dòng điện như trên ta suy ra:
- cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm trên mạch không phân nhánh.
- cường độ mạch chính bằng tổng cường độ các mạch rẽ.
Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về dòng điện nhé.
A. Tổng hợp lí thuyết về dòng điện
I. Dòng điện
Theo các kiến thức đã học ta biết:
- Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) di chuyển có hướng .Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương.
- Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt electron tự do.
- Chiều của dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương trong vật dẫn. Chiều qui ước của dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại ngược chiều với chiều dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích trong kim loại đó.
- Dòng điện chạy trong vật dẫn có thể gây những tác dụng phụ: tác dụng từ, nhiệt, cơ, hóa, sinh... Trong đó tác dụng từ là tác dụng đặc trưng nhất.
- Trị số của dòng điện cho biết mức độ mạnh hay yếu của dòng điện.
Đại lượng này được đo bằng ampe kế và có đơn vị là ampe(A)/.
II. Cường độ dòng điện, dòng điện không đổi.
1. Nếu có một đại lượng điện tích ∆q dịch chuyển qua tiết diện S của dây dẫn trong thời gian ∆t thì cường độ dòng điện là:

Vậy cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng ∆q dịch chuyển qua tiết diện thẳng và vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t và khoảng thời gian đó.
2. Dòng điện không đổi:
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.
Cường độ dòng điện khôn g đổi được tính theo công thức:

Trong đó, q là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian t.
Đơn vị: A (ampe), mA (mili Ampe).
Ghi chú:
a) Cường độ dòng điện không đổi được đo bằng ampe kế (hay miliampe kế, . . . ) mắc xen vào mạch điện (mắc nối tiếp).
b) Với bản chất dòng điện và định nghĩa của cường độ dòng điện như trên ta suy ra:
* cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm trên mạch không phân nhánh.
* cường độ mạch chính bằng tổng cường độ các mạch rẽ.
3. Đơn vị của cường độ dòng điện và điện lượng.
a) Đơn vị của cường độ dòng điện trong hệ SI là ampe được xác định là:

Ampe là một trong bảy đơn vị cơ bản của hệ SI.
b) Đơn vị của điện lượng là Culông (C), được định nghĩa theo đơn vị ampe.
1C = 1 A.s.
III. Nguồn điện
1. Điều kiện để có dòng điện.
Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn điện.Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch.2. Nguồn điện.
Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.
Nguồn điện giúp duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.

Kí hiệu:

Trong mạch điện kín, nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai đầu mạch ngoài. Dưới tác dụng của điện trường các điện tích âm dịch chuyển từ cực âm sang cực dương tạo thành dòng điện. Để duy trì sự tích điện ở hai cực và do đó duy trì hiệu điện thế giữa hai cực, bên trong nguồn điện các điện tích âm dịch chuyển từ cực dương sang cực âm dưới tác dụng của lực lạ.
Công của lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn được gọi là công của nguồn điện.
IV. Điện trở
Điện trở chúng ta đã được tìm hiểu trong chương trình lớp 9, là một đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật dẫn.
Kí hiệu: R
Đơn vị: Ω (Ôm)
Điện trở của dây dẫn đồng chất tiệt diện đều

V. Suất điện động của nguồn điện.
• Công của nguồn điện là công của các lực lạ thực hiện làm dịch chuyển các điện tích qua nguồn.
• Suất điện động E của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công A của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó:

Đơn vị: Vôn (V)
• Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện đó.
Xem thêm: Tập Đọc Dế Mèn Bênh Vực Kẻ Yếu Trang 4 Sgk Tiếng Việt 4 Tập 1
• Nguồn điện cũng là vật dẫn điện và cũng có điện trở. Mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động E và điện trở trong r của nó.
B. Kỹ năng giải bài tập
• Cường độ dòng điện:

trong đó Δq là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn (C)
Δt là khoảng thời gian điện lượng dịch chuyển (s)
• Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian

• Suất điện động E của một nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công A của lực lạ khi làm dịch chuyển một đơn vị điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó:
trong đó: A là công của lực lạ (J)