Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Fara là điện dung của một tụ điện mà:” cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giải tổng hợp, biên soạn về Tụ điện sẽ là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.
Bạn đang xem: Fara là điện dung của một tụ điện mà
Trắc nghiệm: Fara là điện dung của một tụ điện mà
A. Giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C
B. Giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C
C. Giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1
D. Khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm
Trả lời:
Đáp án đúng: A. Giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C
Giải thích: Fara là điện dung của một tụ điện mà giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về điện dung tụ điện dưới đây nhé:
Kiến thức mở rộng về Fara và Điện dung
1. Điện dung là gì?
- Điện dung của tụ điện là một đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ tại một hiệu điện thế nhất định. Khi ta đặt một điện áp vào 2 bản cực dẫn điện của tụ điện thì các bản cực này sẽ tích những điện tích trái dấu. Khi đó, một điện trường sẽ được tích lũy trong khoảng không gian này. Điện trường được tích lũy sẽ phụ thuộc vào điện dung của tụ điện.
* Công thức C = ξ . S / d
- Trong đó C : là điện dung tụ điện , đơn vị là Fara (F)
- ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện
- d : là chiều dày của lớp cách điện.
- S : là diện tích bản cực của tụ điện.
- Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt giữa hai bản của nó hiệu điện thế 1 V thì nó tích được điện tích 1 C.
- Các tụ điện thường dùng, chỉ có điện dung từ 10-12 F đến 10-16 F.
- 1μF = 10-6(F); 1nF = 10-9(F);
+ Thông thường do sự lão hóa vật liệu mà nhiều loại tụ có điện dung giảm theo thời gian. Các tụ hóa có mức độ giảm lớn nhất, và thường gọi là "già cỗi". Nó dẫn đến sai lệch hoạt động của mạch điện tử.

2. Công thức tính điện dung của tụ điện
- Tụ điện mắc nối tiếp
- Các tụ điện mắc nối tiếp có điện dung tương đương C tđ được tính bởi công thức : 1 / C tđ = (1 / C1 ) + ( 1 / C2 ) + ( 1 / C3 )
- Trường hợp chỉ có 2 tụ mắc nối tiếp thì C tđ = C1.C2 / ( C1 + C2 )
- Khi mắc nối tiếp thì điện áp chịu đựng của tụ tương đương bằng tổng điện áp của các tụ cộng lại. U tđ = U1 + U2 + U3
- Khi mắc nối tiếp các tụ điện, nếu là các tụ hoá ta cần chú ý chiều của tụ điện, cực âm tụ trước phải nối với cực dương tụ sau:

- Dạng tụ điện phẳng:
Ta có công thức như sau:

- Trong đó:
- d là khoảng cách giữa 2 bản tụ hoặc chiều dày của lớp cách điện, đơn vị là m.
- S là diện tích bản tụ, đơn vị là m2.
- ε là hằng số điện môi của môi trường cách điện giữa 2 bản tụ.
* Từ công thức trên, ta thấy điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào bản chất của 2 bản tụ. Mà nó sẽ phụ thuộc vào hằng số điện môi giữa 2 bản tụ, diện tích và khoảng cách của 2 bản tụ.
- Tụ điện mắc song song.
Xem thêm: Các Bài Văn Tả Công Viên Lớp 5 ❤️️15 Bài Văn Tả Cảnh Công Viên Hay Nhất
+ Các tụ điện mắc song song thì có điện dung tương đương bằng tổng điện dung của các tụ cộng lại . C = C1 + C2 + C3
+ Điện áp chịu đựng của tụ điện tương tương bằng điện áp của tụ có điện áp thấp nhất.