Cách xác định và phân biệt axit mạnh, axit yếu, bazơ mạnh, bazơ yếu được biên soạn từ đội ngũ giáo viên bộ môn hóa nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Sẽ giúp các em hiểu rõ bản chất axit, bazơ là gì? sự khác nhau giữa axit và bazơ từ đó có những phương pháp xác định, phân biệt thế nào là axit mạnh, axit yếu, bazơ mạnh, bazơ yếu.

Bạn đang xem: Hco3 là axit mạnh hay yếu

Cách xác định và phân biệt axit mạnh, axit yếu, bazơ mạnh, bazơ yếu thuộc phần: CHƯƠNG I: SỰ ĐIỆN LI

I. Axit là gì? cách phân biệt và xác định Axit mạnh, Axit yếu?

- Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+ theo thuyết điện li. Theo thuyết Bronsted axit là những chất có khả năng cho proton (ion H+).

*
Định nghĩa Axit

• Axit và bazơ theo quan điểm của Bronsted

- Axit gồm:

+ Các axit vô cơ, hữu cơ: HCl, H2SO4, CH3COOH, (COOH)2,...

+ Các kim loại ở dạng hiđrat hóa (trừ các ion Na+, K+, Ba2+ và Ca2+): Al(H2O)33+, Cu(H2O)22+,...

+ Các ion: H+, NH4+, H3O+, RNH3+, HSO4-,...

Cách xác định axit mạnh, axit yếu

a) So sánh định tính tính axit của các axit

- Nguyên tắc chung: Nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh.

- Đối với các axit có oxi của cùng một nguyên tố: càng nhiều O tính axit càng mạnh.

HClO HBrO4 > HIO4 (do độ âm điện của X giảm dần)

- Với các axit hữu cơ RCOOH: (nguyên tử H được coi không có khả năng hút hoặc đẩy e)

+ Nếu gốc R no (đẩy e) làm giảm tính axit. Gốc R no càng nhiều nguyên tử C thì khả năng đẩy e càng mạnh: HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH.

+ Nếu gốc R hút e (không no, thơm hoặc có halogen...) sẽ làm tăng tính axit.

* Xét với gốc R có chứa nguyên tử halogen:

+ Halogen có độ âm điện càng lớn thì tính axit càng mạnh:

CH2FCOOH > CH2ClCOOH > CH2BrCOOH > CH2ICOOH > CH3COOH

+ Gốc R có chứa càng nhiều nguyên tử halogen thì tính axit càng mạnh:

Cl3CCOOH > Cl2CHCOOH > ClCH2COOH > CH3COOH

+ Nguyên tử halogen càng nằm gần nhóm COOH thì tính axit càng mạnh:

CH3CH2CHClCOOH > CH3CHClCH2COOH > CH2ClCH2CH2COOH > CH3CH2CH2COOH

- Với một cặp axit/bazơ liên hợp: tính axit càng mạnh thì bazơ liên hợp của nó càng yếu và ngược lại.

- Với một phản ứng: axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trường hợp trừ một số đặc biệt).

b) So sánh định lượng tính axit của các axit

- Với axit HX trong nước có cân bằng:

HX ↔ H+ + X- ta có hằng số phân ly axit: KA

- KA chỉ phụ thuộc nhiệt độ, bản chất của axit. Giá trị của KA càng lớn tính axit của axit càng mạnh.

II. Bazo là gì? Cách phân biệt và xác định Bazơ mạnh, Bazơ yếu?

- Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH- theo thuyết điện li. Theo thuyết Bronsted Bazơ là những chất có khả năng nhận proton (nhận H+).

*
Bazo là gì

-Bazơ gồm:

+ Oxit và hiđroxit của kim loại (trừ các oxit và hiđroxit lưỡng tính: Al2O3, Al(OH)3, ZnO, Zn(OH)2...).

+ Các anion gốc axit không mạnh không còn H có thể tách thành ion H+ (CO32-, CH3COO-, S2-, SO32-, C6H5O-...).

+ NH3 và các amin: C6H5NH2, CH3NH2...

Cách phân biệt và xác định Bazơ mạnh, Bazơ yếu?

a) So sánh định tính tính bazơ của các bazơ

- Nguyên tắc chung: khả năng nhận H+ càng lớn thì tính bazơ càng mạnh.

- Với oxit, hiđroxit của các kim loại trong cùng một chu kì: tính bazơ giảm dần từ trái sang phải.

NaOH > Mg(OH)2 > Al(OH)3 và Na2O > MgO > Al2O3

- Với các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A: tính bazơ của oxit, hidroxit tăng dần từ trên xuống dưới.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Công Thức Thấu Kính Hội Tụ Và Bài Tập Có Lời Giải Từ A

LiOH giải hóa 11 được biên soạn theo SGK hóa lớp 11 mới nhất. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác học tập cùng.