Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện một chiều như thế nào?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Vật lí 9 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.
Bạn đang xem: Khi hoạt động động cơ điện một chiều biến đổi
Trả lời câu hỏi: Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện một chiều như thế nào?
Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng.
Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về động cơ điện một chiều nhé!
Kiến thức mở rộng về động cơ điện một chiều
1. Động cơ 1 chiều là gì?
Động cơ một chiều DC (DC là từ viết tắt của Direct Current Motors) là động cơ được điều khiển bằng dòng có hướng xác định hay nói cách khác thì đây là loại động cơ chạy bằng nguồn điện áp DC - điện áp 1 chiều.
2. Cấu tạo và nguyên lý động cơ 1 chiều là gì?
a. Cấu tạo
Cấu tạo động cơ 1 chiều cũng tương tự như các động cơ chạy điện khác cũng có 2 phần chính là Rotor (phần quay) và Stator (phần vỏ của động cơ) :

- Stator: Có kết cấu là nam châm vĩnh cửu, hoặc nam châm điện.
- Rotor: Cấu tạo trục có quấn các cuộn dây tạo thành nam châm điện.
- Cổ góp (commutator) : Tiếp xúc để truyền điện cho các cuộn dây trên rotor. Số điểm tiếp xúc tương ứng với số cuộn dây quấn trên Rotor.
- Chổi than (brushes) : Tiếp xúc và tiếp điện cho cổ góp
- Một phần cũng khá quang trọng là bộ phận chỉnh lưu, nhiệm vụ chính của nó là biến đổi dòng điện trong khi Rotor quay liên tục
b. Nguyên lý hoạt động động cơ 1 chiều
Pha 1: Từ trường của cuộn dây Rotor cùng cực với Stator => Từ trường cùng cực sẽ đẩy nhau => Sẽ tạo chuyển động quay của Rotor.

Pha 2: Rotor tiếp tục quay.

Pha 3: Bộ phận chỉnh điện sẽ đổi cực sao cho từ trường giữa stator và rotor cùng dấu, trở lại pha 1

Với nguyên lý hoạt động cơ bản như trên thì ta đã hiểu động cơ 1 chiều hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ (điện từ trường). Dựa vào nguyên lý hoạt động người ta phân loại động cơ một chiều có các loại như sau :
- Động cơ một chiều kích từ song song ( cuộn dây kích từ nối song song với phần ứng)
- Động cơ 1 chiều kích từ độc lập (phần ứng và phần kích từ đến từ 2 nguồn riêng lẻ)
- Động cơ điện 1 chiều kích từ hỗn hợp ( cấu tạo có 2 cuộn dây kích từ, 1 cuộn nối // với phần ứng, 1 cuộn nối tiếp với phần ứng)
- Thiết bị động cơ điện 1 chiều kích từ nối tiếp ( cuộn kích từ được mắc nối tiếp với phần ứng)
3. Ưu điểm nhược điểm của động cơ điện 1 chiều
- Ưu điểm:
+ Ưu điểm nổi bật của động cơ điện 1 chiều là có moment mở máy lớn, do đó sẽ kéo được tải nặng khi khởi động.
+ Khả năng điều chỉnh tốc độ và quá tải tốt.
+ Tiết kiệm điện năng
+ Bền bỉ, tuổi thọ lớn
- Nhược điểm:
+ Bộ phận cổ góp có cấu tạo phức tạp, đắt tiền nhưng hay hư hỏng trong quá trình vận hành nên cần bảo dưỡng, sửa chữa cẩn thận, thường xuyên.
+ Tia lửa điện phát sinh trên cổ góp và chổi than có thể sẽ gây nguy hiểm, nhất là trong điều kiện môi trường dễ cháy nổ.
+ Giá thành đắt mà công suất không cao.
4. Ứng dụng
- Nhờ có các loại động cơ điện một chiều khác nhau, nên có rất nhiều ứng dụng cho loại động cơ DC này trong mọi lĩnh vực của đời sống: trong tivi, máy công nghiệp, trong đài FM, ổ đĩa DC, máy in- photo, đặc biệt trong công nghiệp giao thông vận tải, và các thiết bị cần điều khiển tốc độ quay liên tục trong phạm vi lớn…….
Xem thêm: Bài Tập Tiếng Anh 8 Thí Điểm Theo Từng Unit 7), Bài Tập Tiếng Anh Lớp 12 Theo Từng Unit Violet
- Ở xung quanh chúng ta, động cơ DC nhỏ được sử dụng trong các công cụ, đồ chơi và các thiết bị gia dụng khác nhau.
- Trong công nghiệp, các ứng dụng của động cơ DC bao gồm băng tải và bàn xoay,… việc sử dụng động cơ DC công suất lớn trong các ứng dụng như phanh và đảo chiều