Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Khi nào ta nói âm phát ra trầm?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Vật lý 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Bạn đang xem: Khi nào ta nói âm phát ra trầm

Trắc nghiệm: Khi nào ta nói âm phát ra trầm?

A. Khi âm phát ra với tần số cao

B. Khi âm phát ra với tần số thấp

C. Khi âm nghe to

D. Khi âm nghe nhỏ

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. Khi âm phát ra với tần số thấp

Ta nói âm phát ra trầm khi âm phát ra với tần số thấp

Giải thích:

- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

Kiến thức tham khảo về độ cao của âm


1. Độ cao của âm

- Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.

- Âm nghe càng thanh (cao) khi tần số càng lớn. Âm nghe càng trầm (thấp) khi tần số càng nhỏ.

2. Dao động nhanh, chậm - Tần số

- Vật thực hiện một dao động nghĩa là khi vật đi được quãng đường kể từ khi bắt đầu dao động cho đến khi nó lặp lại vị trí như cũ.

- Khi vật dao động, nếu trong một đơn vị thời gian vật thực hiện càng nhiều dao động thì ta nói vật dao động càng nhanh. Ngược lại nếu vật thực hiện càng ít dao động thì ta nói vật dao động càng chậm.

- Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây.


- Đơn vị của tần số là Héc (kí hiệu là Hz).

→ Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn. Ngược lại, vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.

3. Âm trầm (âm thấp), âm bổng (âm cao)

- Khi vật dao động càng nhanh (tần số dao động càng lớn) thì âm phát ra càng cao (càng bổng).

- Khi vật dao động càng chậm (tần số dao động càng nhỏ) thì âm phát ra càng thấp (càng trầm).

*
Khi nào ta nói âm phát ra trầm?" width="570">

Lưu ý:

+ Những âm có tần số dưới 20 Hz gọi là hạ âm.

Nhắc đến hạ âm, đây cũng là âm mà con người không thể nghe thấy. Thế nhưng khác với siêu âm, tần số của hạ âm lại nhỏ hơn 20 Hz. Bởi thế, hạ âm thường được sử dụng để dự báo động đất. Ngoài ra, chúng cũng được dùng để khảo sát các tầng địa chất hay là cách ứng dụng trong y tế.

+ Những âm có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là siêu âm.

- Siêu âm là:

Những loại âm có tần số trên 20000Hz được gọi là siêu âm. Tai nghe của con người chỉ có thể nghe được âm có tần số từ 20Hz đến 20000Hz. Bởi thế, nếu vượt ngoài ngưỡng này thì tai của người không thể nghe được. 

Siêu âm là âm thanh có tần số cao hơn so với tần số tối đa tai người có thể nghe. Nói cách dễ hiểu hơn, đây là âm thanh con người không thể nghe được. Những loài cá như cá heo hoặc cá voi thường sử dụng âm thanh này. Chúng có thể giao tiếp với nhau mà con người không thể nghe được.

+ Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.

+ Một số động vật có thể nghe được hạ âm và siêu âm.

4. Độ cao âm thanh phụ thuộc vào đâu?

Ta đã biết ở bài học trước, đó là độ to của âm sẽ phụ thuộc vào mức cường độ âm. Còn độ cao của âm gắn liền với tần số. Nếu như độ dao động của vật phát ra âm thanh khác nhau, chúng sẽ ảnh hưởng tới độ cao khác nhau. Có thể kể đến rằng chúng mang đến những âm thanh trầm, bổng cực thú vị. 

Ví dụ như sau:

- Khi vật dao động nhanh và có tần số dao động khá lớn. Thì âm phát ra sẽ được gọi là âm càng cao, hoặc âm càng bổng.

- Khi vật dao động chậm với tần số dao động khá nhỏ. Thì âm phát ra sẽ được gọi là âm càng trầm hoặc càng thấp.

5. Độ cao của âm được cảm nhận ra sao?

Có thể thấy rằng độ cao của âm được cảm nhận rất mơ hồ và khá phức tạp. Người nghe khác nhau sẽ cảm nhận được mức độ khác nhau giữa các nốt nhạc. Có thể biết được tần số chính của âm là bao nhiêu bởi các dụng cụ đo đạc. Thế nhưng cảm nhận về cao độ vẫn có thể khác nhau giữa các người nghe. 

Nguyên nhân xảy ra sự việc này đó là do sóng hài, bồi âm hoặc những nguyên nhân khác. Trong một số hoàn cảnh nhất định, sự phân biệt tần số khác nhau của các nốt nhạc sẽ gặp khó khăn. 

6. Ngưỡng phân biệt là gì?

Ngưỡng phân biệt hay còn được gọi là ngưỡng của sự thay đổi mà ta có thể cảm nhận được. Với ngưỡng này, chúng phụ thuộc vào lượng thay đổi của tần số âm thanh. Nếu tần số của âm thanh dưới 500 Hz, ngưỡng phân biệt nằm ở khoảng 3 Hz với sóng sin. Và là 1 Hz đối với những âm thanh phúc tạp. Nếu như ở ngưỡng trên 1000 Hz thì có ngưỡng phân biệt đối với sóng sin vào khoảng 10 cent. 

Những ngưỡng này thường được thử nghiệm bằng cách phát ra 2 âm liên tiếp. Điều này sẽ xem rằng người nghe có thể thấy được sự khác biệt độ cao của âm hay không. Ngoài ra, ngưỡng này sẽ trở nên nhỏ hơn nếu như phát hai âm cùng một lúc. Lý do là bởi người nghe khó phân biệt được hiện tượng phách.

Xem thêm: Hà Nội Công Bố Điểm Chuẩn Năm 2019 Ở Hà Nội, Mời Xem Điểm Chuẩn Lớp 10 Tất Cả Các Trường Ở Tp

Tổng số cao độ có thể cảm nhận trong phạm vị ngưỡng nghe là 1400 với con người. Nếu trong âm giai điệu hòa âm khoảng 16 Hz đến 16000 Hz thì là 120 nốt.