MỤC LỤC VĂN BẢN
*

QUỐC HỘI ********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ********

Số: 25/2004/QH11

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2004

LUẬT

CỦAQUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 25/2004/QH11 NGÀY 15 THÁNG6 NĂM 2004 VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyếtsố 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;Luật này quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Bạn đang xem: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Trẻem

Trẻ em quy định trong Luật nàylà công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi.

Điều 2. Phạmvi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Luật này quy địnhcác quyền cơ bản, bổn phận của trẻ em; trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xãhội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Luật này đượcáp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đìnhvà công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cánhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, người nước ngoài cưtrú tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điềuước quốc tế đó.

Điều 3. Giảithích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dướiđây được hiểu như sau:

1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtlà trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điềukiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng.

2. Trẻ em lang thang là trẻ em rờibỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và nơi cư trú không ổn định; trẻ emcùng với gia đình đi lang thang.

3. Gia đình thay thế là gia đìnhhoặc cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

4. Cơ sở trợ giúp trẻ em là tổchức được thành lập để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Điều 4.Không phân biệt đối xử với trẻ em

Trẻ em, không phânbiệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, conriêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địavị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sócvà giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 5.Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

1. Việc bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước,xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhâncó liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.

2. Nhà nước khuyếnkhích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ở trong nước vànước ngoài góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 6. Thựchiện quyền của trẻ em

1. Các quyền củatrẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.

2. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triểnbình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Cáchành vi bị nghiêm cấm

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Cha mẹ bỏrơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;

2. Dụ dỗ, lôikéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;

3. Dụ dỗ, lừadối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất matuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chấtkích thích khác có hại cho sức khoẻ;

4. Dụ dỗ, lừadối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻem;

5. Lợi dụng, dụdỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làmra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sảnxuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻem;

6. Hành hạ,ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻem vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặcxâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;

7. Lạm dụnglao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếpxúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luậtvề lao động;

8. Cản trở việchọc tập của trẻ em;

9. Áp dụng biệnpháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đốivới trẻ em vi phạm pháp luật;

10. Đặt cơ sởsản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơsở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí củatrẻ em.

Điều 8.Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

1. Chính phủ thốngnhất quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Uỷ ban Dân số,Gia đình và Trẻ em giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảovệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong việc bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em.

3. Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Thể dục Thể thao, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lýnhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo sự phân công của Chính phủ.

4. Uỷ ban nhân dâncác cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địaphương theo sự phân cấp của Chính phủ.

Điều 9. Nguồntài chính cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Nguồn tài chínhcho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bao gồm ngân sách nhà nước, việntrợ quốc tế, ủng hộ của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước, nước ngoài vàcác nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 10. Hợptác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

1. Nhà nước cóchính sách mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vớicác nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp vớipháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.

2. Nội dung hợptác quốc tế bao gồm:

a) Xây dựng và thựchiện các chương trình, dự án, hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

b) Tham gia các tổchức quốc tế; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em;

c) Nghiên cứu, ứngdụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại phục vụ công tác bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em;

d) Đào tạo, bồi dưỡngnguồn nhân lực; trao đổi thông tin và kinh nghiệm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em.

3. Nhà nước khuyếnkhích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhânnước ngoài tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Các tổ chức quốctế liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ngoài được hoạt độngtrên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương 2:

CÁC QUYỀN CƠ BẢNVÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Điều 11.Quyền được khai sinh và có quốc tịch

1. Trẻ em có quyềnđược khai sinh và có quốc tịch.

2. Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quancó thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.

Điều 12.Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền đượcchăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Điều 13.Quyền sống chung với cha mẹ

Trẻ em có quyền sốngchung với cha mẹ.

Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợiích của trẻ em.

Điều 14.Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự

Trẻ em được giađình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm vàdanh dự.

Điều 15.Quyền được chăm sóc sức khoẻ

1. Trẻ em có quyềnđược chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.

2. Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh,chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

Điều 16.Quyền được học tập

1. Trẻ em có quyềnđược học tập.

2. Trẻ em học bậctiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.

Điều 17.Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, dulịch

Trẻ em có quyềnvui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thểthao, du lịch phù hợp với lứa tuổi.

Điều 18. Quyềnđược phát triển năng khiếu

Trẻ em có quyền đượcphát triển năng khiếu. Mọi năng khiếu của trẻ em đều được khuyến khích và tạo điềukiện thuận lợi để phát triển.

Điều 19.Quyền có tài sản

Trẻ em có quyền cótài sản, quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.

Điều 20.Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội

1. Trẻ em có quyềnđược tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến,nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.

2. Trẻ em đượctham gia hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình.

Điều 21. Bổnphận của trẻ em

Trẻ em có bổn phận sau đây:

1. Yêu quý, kính trọng, hiếu thảovới ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn,thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật,tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;

2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệsinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữgìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;

3. Yêu lao động, giúp đỡ giađình làm những việc vừa sức mình;

4. Sống khiêm tốn, trung thực vàcó đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếpsống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;

5. Yêu quê hương, đất nước, yêuđồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoànkết quốc tế.

Điều 22. Nhữngviệc trẻ em không được làm

Trẻ em không đượclàm những việc sau đây:

1. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống langthang;

2. Xâm phạm tính mạng, thân thể,nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; gây rối trật tự công cộng;

3. Đánh bạc, sử dụng rượu, bia,thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;

4. Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩmcó nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi cóhại cho sự phát triển lành mạnh.

Chương 3:

TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ, CHĂMSÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

Điều 23.Trách nhiệm đăng ký khai sinh

1. Cha mẹ, ngườigiám hộ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn.

2. Uỷ ban nhân dânxã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệmthực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em; vận động cha mẹ, người giám hộ khaisinh cho trẻ em đúng thời hạn.

3. Trẻ em của hộnghèo không phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh.

Điều 24.Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha mẹ, ngườigiám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻem, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tựmình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quangiúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻem.

2. Cha mẹ, ngườigiám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặtcho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

3. Cha mẹ, ngườigiám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển vềthể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.

4. Trong trường hợply hôn hoặc các trường hợp khác, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôicon chưa thành niên phải có nghĩa vụ đóng góp để nuôi dưỡng con đến tuổi thànhniên, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục con theo quy định của pháp luật.

Điều 25.Trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em sống chung với cha mẹ

1. Cha mẹ có tráchnhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình.

2. Trường hợp trẻem được nhận làm con nuôi thì việc giao, nhận trẻ em làm con nuôi, đưa trẻ emra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam phải theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp trẻem có cha, mẹ chấp hành hình phạt tù trong trại giam mà không còn nơi nương tựathì Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại giađình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em.

Điều 26.Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự

1. Gia đình, Nhànước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự củatrẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.

2. Mọi hành vi xâmphạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lý kịp thời,nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Điều 27.Trách nhiệm bảo vệ sức khỏe

1. Cha mẹ, ngườigiám hộ có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức khỏe, tiêm chủng,khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.

2. Cơ sở y tế cônglập có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc chăm sóc sức khỏe ban đầu,phòng bệnh, chữa bệnh cho trẻ em.

3. Bộ Giáo dục vàĐào tạo có trách nhiệm tổ chức y tế học đường.

Bộ Y tế có tráchnhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc hướng dẫn thực hiện các biệnpháp phòng tránh bệnh học đường và các bệnh khác cho trẻ em.

4. Nhà nước cóchính sách phát triển sự nghiệp y tế, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ khám bệnh,chữa bệnh; có chính sách miễn, giảm phí khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chứcnăng cho trẻ em; bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi.

Trong cân đối kếhoạch ngân sách hàng năm của Bộ Y tế và của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), Chính phủdành riêng một khoản ngân sách để bảo đảm cho việc khám bệnh, chữa bệnh khôngphải trả tiền cho trẻ em dưới sáu tuổi ở các cơ sở y tế công lập trung ương vàđịa phương.

5. Nhà nước khuyếnkhích tổ chức, cá nhân hoạt động nhân đạo, từ thiện ủng hộ kinh phí chữa bệnhcho trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo.

Điều 28.Trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập

1. Gia đình, Nhànước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chươngtrình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

2. Nhà trường vàcác cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức,tri thức, thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ độngphối hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em.

3. Cơ sở giáo dụcmầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáoviên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để bảo đảm chất lượng giáo dục.

4. Người phụ tráchĐội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường phải được đào tạo, bồidưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề,yêu trẻ, được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.

5. Nhà nước cóchính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; chính sách miễn, giảmhọc phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáodục.

Điều 29.Trách nhiệm bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật,thể dục, thể thao, du lịch

1. Gia đình, nhàtrường và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giảitrí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứatuổi.

2. Uỷ ban nhân dâncác cấp có trách nhiệm quy hoạch, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạtđộng văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao cho trẻ em thuộc phạm vi địaphương.

Không được sử dụng cơ sở vật chất dành cho việc học tập, sinh hoạt, vuichơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác làm ảnh hưởng đến lợi ích của trẻem.

3. Nhà nước cóchính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụtrẻ em vui chơi, giải trí.

4. Trên xuất bảnphẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếucó nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứatuổi nào không được sử dụng.

Điều 30.Trách nhiệm bảo đảm quyền phát triển năng khiếu

1. Gia đình, nhàtrường và xã hội có trách nhiệm phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triểnnăng khiếu của trẻ em.

2. Nhà nước khuyếnkhích tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em; tạođiều kiện cho nhà văn hoá thiếu nhi, nhà trường và tổ chức, cá nhân thực hiệnviệc bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻ em.

Điều 31.Trách nhiệm bảo đảm quyền dân sự

1. Cha mẹ, ngườigiám hộ có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; đại diện chotrẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Cha mẹ, ngườigiám hộ hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn, quản lý tài sản của trẻ emvà giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp trẻem gây ra thiệt hại cho người khác thì cha mẹ, người giám hộ phải bồi thườngthiệt hại do hành vi của trẻ em đó gây ra theo quy định của pháp luật.

Điều 32.Trách nhiệm bảo đảm quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạtđộng xã hội

1. Gia đình, Nhànước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện, giúp đỡ trẻ em được tiếp cận thôngtin phù hợp, được phát triển tư duy sáng tạo và bày tỏ nguyện vọng; có tráchnhiệm lắng nghe và giải quyết nguyện vọng chính đáng của trẻ em.

2. Đoàn thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em tham gia cáchoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể phù hợp với nhu cầu và lứa tuổi.

Điều 33.Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻem

Trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm:

1. Tuyên truyền, vậnđộng, giáo dục về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

2. Phát triển phúclợi xã hội cho trẻ em, tạo cơ hội thuận lợi để trẻ em thực hiện quyền, bổn phậnvà phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức;

3. Cung cấp dịch vụchăm sóc, trợ giúp trẻ em.

Điều 34.Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viêncủa Mặt trận

1. Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm:

a) Tuyên truyền,giáo dục đoàn viên, hội viên và nhân dân chấp hành tốt pháp luật về trẻ em;

b) Vận động giađình, xã hội thực hiện tốt việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

c) Chăm lo, bảo vệquyền lợi của trẻ em, giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em, đưa ra nhữngkiến nghị cần thiết đối với các cơ quan nhà nước hữu quan để thực hiện nhữngnhiệm vụ đó; ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em.

2. Hội Liên hiệpphụ nữ Việt Nam, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, có tráchnhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan để tổ chức, hướng dẫn việc nuôicon khoẻ, dạy con ngoan.

3. Đoàn thanh niênCộng sản Hồ Chí Minh, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, cótrách nhiệm tổ chức, hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng; phụ trách Độithiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Điều 35.Trách nhiệm của cơ quan thông tin tuyên truyền

1. Tuyên truyền,phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em.

2. Giới thiệu môhình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ, chăm sócvà giáo dục trẻ em; phát hiện, phê phán hành vi vi phạm quyền của trẻ em, trẻem vi phạm những việc không được làm.

Điều 36.Trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật

1. Thực hiện hoặcphối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợppháp của trẻ em; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lýcác hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Phối hợp vớigia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đối với những trẻ em có hành vi viphạm pháp luật.

3. Việc xử lý trẻem có hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ để trẻ em nhậnthấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ.

Điều 37.Trách nhiệm của Nhà nước

1. Nhà nước cóchính sách đầu tư, thực hiện xã hội hóa, mở rộng hợp tác quốc tế để phát triểnsự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Nhà nước cóchính sách tạo điều kiện cho trẻ em là con thương binh, liệt sỹ, người có công,trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em của hộ nghèo, trẻ em cư trú ở vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khókhăn được hưởng các quyền của trẻ em; có chính sách hỗ trợ gia đình thực hiệntrách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3. Uỷ ban nhân dâncác cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em của các gia đình chưa có hộ khẩu thườngtrú được đăng ký khai sinh, học tập và chăm sóc sức khoẻ tại nơi mà cha mẹ đanglàm việc, sinh sống.

4. Uỷ ban nhân dâncác cấp có trách nhiệm phát triển mạng lưới trường học, cơ sở y tế, nhà vănhóa, cơ sở thể thao, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em; khuyến khích tổ chức,cá nhân thành lập cơ sở tư vấn cho trẻ em, cha mẹ, người giám hộ và nhân dân vềviệc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 38. Bảotrợ các hoạt động vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Nhà nước bảo trợcác công trình khoa học và công nghệ, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, mọisáng kiến, việc làm có lợi cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;khuyến khích các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế dành một phần quỹ phúc lợihoặc lợi nhuận vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều 39. Quỹbảo trợ trẻ em

1. Quỹ bảo trợ trẻem được thành lập nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan, tổchức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hỗ trợ của ngânsách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Việc huy động,quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em phải đúng mục đích, theo chế độ tài chínhhiện hành của Nhà nước.

Chương 4:

BẢO VỆ, CHĂM SÓCVÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

Điều 40. Trẻem có hoàn cảnh đặc biệt

Trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyếttật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS;trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phảilàm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ emnghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật.

Điều 41.Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

1. Trong công tácbảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặntrẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặcbiệt của trẻ em; kiên trì trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phục hồi sứckhoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời cáchành vi để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

2. Việc chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được thực hiện chủ yếu tại gia đình hoặcgia đình thay thế. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tạicơ sở trợ giúp trẻ em chỉ áp dụng cho những trẻ em không được chăm sóc, nuôi dưỡngtại gia đình hoặc gia đình thay thế.

3. Tạo điều kiệncho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học tập hoà nhập hoặc được học tập ở cơ sởgiáo dục chuyên biệt.

Điều 42.Chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

1. Nhà nước cóchính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các quyền củatrẻ em; hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; khuyến khíchtổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em, thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em để bảođảm cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không còn nơi nương tựa được chăm sóc,nuôi dưỡng.

2. Uỷ ban nhân dâncác cấp có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc,nuôi dưỡng tại gia đình, gia đình thay thế hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em cônglập, ngoài công lập.

3. Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn, nghiệpvụ đối với cơ sở trợ giúp trẻ em trong việc giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặcbiệt của trẻ em, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và giáo dục đạo đức cho trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt.

Điều 43.Hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Các hình thức trợgiúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm:

1. Đóng góp tựnguyện bằng tiền hoặc hiện vật;

2. Nhận làm connuôi, nhận đỡ đầu hoặc nhận làm gia đình thay thế để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻem có hoàn cảnh đặc biệt;

3. Tham gia chămsóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cơ sở trợ giúp trẻ em;

4. Tổ chức các hoạtđộng để hỗ trợ trẻ em giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt, phục hồi sức khoẻ, tinh thầnvà giáo dục đạo đức.

Điều 44. Điềukiện thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em

Cơ quan, tổ chức,cá nhân muốn thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em phải có các điều kiện sau đây:

1. Cơ sở vật chất,trang thiết bị phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp trẻ em;

2. Nhân lực cóchuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động trợ giúp trẻ em;

3. Nguồn tài chínhbảo đảm chi phí cho các hoạt động trợ giúp trẻ em.

Điều 45. Hồsơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em

1. Cơ quan, tổ chức,cá nhân muốn thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em phải có giấy phép hoạt động của cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Hồ sơ xin phépthành lập cơ sở trợ giúp trẻ em gồm có:

a) Đơn xin thành lậpcơ sở trợ giúp trẻ em;

b) Đề án thành lậpcơ sở trợ giúp trẻ em;

c) Giấy tờ, tài liệuchứng minh bảo đảm đủ điều kiện thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em quy định tại Điều44 của Luật này;

d) Dự thảo quy chếhoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em;

đ) Sơ yếu lý lịchcủa người đứng ra thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;

e) ý kiến đồng ý củaUỷ ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở trợ giúp trẻ em đặt trụ sở hoạt động.

3. Khi thay đổitên gọi, địa chỉ đặt trụ sở, chủ sở hữu, nội dung hoạt động của cơ sở trợ giúptrẻ em thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thành lập cơ sở đó phải làm thủ tục đổigiấy phép hoạt động.

Điều 46. Thờihạn cho phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em

1. Trong thời hạn30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em, cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép phải giải quyết; trường hợp từ chốithì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

2. Cơ sở trợ giúptrẻ em chỉ được hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động.

Điều 47. Thẩmquyền thành lập, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúptrẻ em

1. Thẩm quyềnthành lập cơ sở trợ giúp trẻ em:

a) Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lậpcơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ;

b) Chủ tịch Uỷ bannhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em thuộc quyền quảnlý của cấp tỉnh;

c) Chủ tịch Uỷ bannhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập cơ sởtrợ giúp trẻ em thuộc quyền quản lý của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Cơ sở trợ giúptrẻ em vi phạm một trong các nội dung sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm mà bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi giấy phép hoạt động:

a) Cơ sở trợ giúptrẻ em không bảo đảm đủ điều kiện như khi xin phép thành lập;

b) Vi phạm quy chếhoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em đã được phê duyệt;

c) Sử dụng kinh phíhoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em vào mục đích khác, không phục vụ cho việctrợ giúp trẻ em;

d) Vi phạm các quyềncủa trẻ em.

3. Cơ quan đã cấpgiấy phép hoạt động cho cơ sở trợ giúp trẻ em có quyền tạm đình chỉ hoạt độnghoặc thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở đó.

Điều 48.Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Cơ sở trợ giúp trẻem có hoàn cảnh đặc biệt có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức thực hiện một hoặc một số nội dung đã đăng ký hoạt động trợgiúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như tư vấn; khám bệnh, chữa bệnh, giải độc;phục hồi chức năng, sức khoẻ, tinh thần, giáo dục đạo đức; giáo dục hoà nhập,giáo dục chuyên biệt, dạy nghề; tổ chức việc làm; tổ chức hoạt động xã hội, vănhoá, thể thao, giải trí; tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng;

2. Bảo đảm cung cấpdịch vụ thuận tiện, an toàn, chất lượng;

3. Bảo đảm kinhphí để hoạt động đúng mục đích;

4. Quản lý, bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ; quản lý tài chính, trang thiết bị, tài sản;

5. Được quyền tiếpnhận hỗ trợ tài chính, hiện vật của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nước vànước ngoài để thực hiện các hoạt động trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Điều 49.Kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Kinh phí hoạt độngcủa cơ sở trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm có:

1. Ngân sách nhànước cấp cho cơ sở trợ giúp trẻ em công lập;

2. Nguồn tự có củacơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em;

3. Hỗ trợ của cơquan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

4. Đóng góp củagia đình, người thân thích của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

5. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 50. Hoạtđộng dịch vụ của cơ sở trợ giúp trẻ em

1. Cơ sở trợ giúptrẻ em có tổ chức dịch vụ theo nhu cầu phục hồi chức năng, cai nghiện ma tuý, điềutrị HIV/AIDS, tổ chức dạy nghề cho trẻ em vi phạm pháp luật, nuôi dưỡng trẻ emnghiện ma tuý, trẻ em nhiễm HIV/AIDS và các nhu cầu khác được thu tiền dịch vụtheo quy định hoặc theo hợp đồng thoả thuận với gia đình, người giám hộ.

2. Trẻ em của hộnghèo có nhu cầu dịch vụ được người đứng đầu cơ sở trợ giúp trẻ em xét miễn, giảmphí dịch vụ cho từng trường hợp.

Chính phủ quy địnhcụ thể mức thu phí dịch vụ và đối tượng được miễn, giảm phí dịch vụ.

Điều 51. Trẻem mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi

1. Trẻ em mồ côikhông nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phương giúp đỡ đểcó gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúptrẻ em công lập, ngoài công lập.

2. Nhà nước khuyếnkhích gia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu,nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.

3. Nhà nước cóchính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lậpnhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi.

Điều 52. Trẻem khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học

Trẻ em khuyết tật,tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học được gia đình, Nhà nước và xãhội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phụchồi chức năng; được nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyếttật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội.

Điều 53. Trẻem nhiễm HIV/AIDS

Trẻ em nhiễm HIV/AIDSkhông bị phân biệt đối xử; được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để chữa bệnh,nuôi dưỡng tại gia đình hoặc tại cơ sở trợ giúp trẻ em.

Điều 54. Trẻem phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, trẻ em phảilàm việc xa gia đình

1. Uỷ ban nhân dâncác cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời tình trạng trẻ em phảilàm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; tạo điều kiện cho trẻem được học nghề, làm công việc phù hợp với sức khoẻ, lứa tuổi trong phạm vi địaphương.

2. Cha mẹ, ngườigiám hộ có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên với trẻ em phải làm việc xa giađình để giúp đỡ, giáo dục trẻ em.

3. Uỷ ban nhân dâncấp xã nơi có trẻ em phải làm việc xa gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện đểtrẻ em được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc sức khoẻ, học văn hoá,tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.

Điều 55. Trẻem lang thang

1. Uỷ ban nhân dâncấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơicó trẻ em đi lang thang trong việc tổ chức, giúp đỡ đưa trẻ em trở về với giađình; đối với trẻ em lang thang mà không còn nơi nương tựa thì được tổ chứcchăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; đối vớitrẻ em lang thang của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xoá đói, giảmnghèo.

2. Đối với trẻ emcùng gia đình đi lang thang thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em cùng giađình đến lang thang có trách nhiệm yêu cầu và tạo điều kiện để gia đình langthang định cư, ổn định cuộc sống và để trẻ em được hưởng các quyền của mình.

3. Uỷ ban nhân dâncác cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang được sống trong môitrường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội.

Điều 56. Trẻem bị xâm hại tình dục

1. Trẻ em bị xâm hạitình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ bằng các biện pháp tư vấn,phục hồi sức khoẻ, tinh thần và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.

2. Cơ quan, tổ chức,cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và tốcáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em.

Điều 57. Trẻem nghiện ma túy

1. Cơ quan, tổ chứccó liên quan đến hoạt động phòng, chống ma tuý có trách nhiệm tổ chức cai nghiệntại gia đình hoặc tại cơ sở cai nghiện cho trẻ em nghiện ma tuý theo quy định củaLuật phòng, chống ma tuý.

2. Cơ sở cai nghiệnma tuý có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em cai nghiện được tham gia các hoạtđộng lành mạnh, có ích và phải bố trí cho trẻ em cai nghiện ở khu vực dànhriêng cho trẻ em.

3. Trẻ em cai nghiệnma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc không bị coi là trẻ em bị xử lý vi phạmhành chính.

Điều 58. Trẻem vi phạm pháp luật

1. Trẻ em vi phạmpháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sailầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng quy tắc của đời sống xã hội và sốngcó trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ emvi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáodưỡng.

2. Việc xử lýtrách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớitrẻ em vi phạm pháp luật phải theo quy định của pháp luật đối với người chưathành niên.

3. Trẻ em vi phạmpháp luật đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính, hình sự cách ly khỏi cộng đồngtrong một thời gian nhất định, khi trở về gia đình được Uỷ ban nhân dân cấp xãphối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tạo điều kiện, giúp đỡ tiếp tục học vănhoá, học nghề và hỗ trợ tìm việc làm.

4. Trường hợp trẻ em đã chấp hành xong thời hạn giáo dục hoặc hình phạtmà không có nơi nương tựa thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào cơ sở trợ giúptrẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo điều kiện để được học nghề và có việc làm.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 59. Hiệulực thi hành

1. Luật này có hiệulực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.

2. Luật này thaythế Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991.

Điều 60. Hướngdẫn thi hành

Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Xem thêm: Khái Niệm Việc Làm Là Gì ? Định Nghĩa, Khái Niệm Quản Lý Nhà Nước Về Lao Động, Việc Làm

Luật này đã đượcQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 5 thôngqua ngày 15 tháng 6 năm 2004.