Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Na2S là chất điện li mạnh hay yếu” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Hóa học 11.
Bạn đang xem: Na2s là chất điện li mạnh hay yếu
Câu hỏi: Na2S là chất điện li mạnh hay yếu?
Trả lời:
Na2S là chất điện li mạnh.
Và tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu và khám phá nhiều hơn những kiến thức thú vị về chất điện li nhé!
Kiến thức mở rộng về chất điện li

1. Chất điện ly là gì?
Một chất điện li (hay chất điện giải, chất điện phân) là một chất được điện li khi hòa tan trong các dung môi điện li thích hợp như nước. Theo cách giải thích này, chất điện li bao gồm đa số các muối tan trừ các muối của Hg (HgCl2, Hg(CN)2,...), các axít và base. Một số khí, như hidrô chloride, dưới các điều kiện nhiệt độ cao hay áp suất thấp cũng có thể hoạt động như các chất điện giải. Các dung dịch điện giải cũng có thể là kết quả từ sự hòa tan một số các polyme thiên nhiên (ví dụ như DNA, các polypeptide) và polyme nhân tạo (ví dụ như polystyrene sulfonate), được gọi là các polyelectrolyte, chứa các nhóm chức tích điện thế.
2. Chất điện ly mạnh
Là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion. Các chất điện li mạnh có α = 1
+ Các bazo mạnh: KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,...
+ Các axit mạnh: HNO3, HCl, HI, HBr, H2SO4, HClO4,...
+ Hầu hết các muối
+ Tính tan của muối
+ Muối của axit mạnh (HCl, H2SO4, HNO3 …):
+ Muối chloride tan hết trừ AgCl↓, PbCl2 ít tan.
+ Muối sunfat tan hết trừ PbSO4↓, CaSO4↓, SrSO4↓, BaSO4↓ và Ag2SO4 ít tan.
+ Muối nitrat tan hết.
+ Muối của axit yếu (H3PO4, H2SO3 …):
+ Muối của Na, K và muối axetat tan hết. Còn lại hầu hết tan.
+ Muối axit (chứa H linh động trong phân tử): hầu hết đều tan.
- Phương trình điện li:
+ Axit mạnh → Cation H+ + Anion gốc axit
+ Base mạnh → Cation kim loại + Anion OH-
+ Muối tan → Cation kim loại/NH4+ + Anion gốc axit
- Thí dụ:
+ HNO3 → H+ + NO3-
+ Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
+ Na2SO4 → 2Na+ + SO42-
3. Chất điện ly yếu
Là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. Gồm: Axit yếu, base yếu, một số muối do điện li phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, dung môi, bản chất của chất điện li. Độ điện li của chất điện li yếu nằm trong khoảng 0 2S, HF, H2SO3, CH3COOH, H2CO3, ...
+ Base yếu: Bi(OH)3, Mg(OH)2, Cu(OH)2,...
+ Một số muối: HgCl2, Hg(CN)2, CuCl ...
4. Nguyên nhân của điện li
Phân tử nước bị phân cực thành hai đầu âm và dương do nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn nguyên tử hydro, cặp electron dùng chung bị lệch về phía oxi. Vì thế khi một chất có liên kết ion hay liên kết cộng hóa trị phân cực hòa tan vào nước thì phân tử các chất này sẽ bị bao bọc và tương tác với phân tử nước, tách các chất này ra thành các ion, ion dương tách ra bởi nguyên tử oxi (mang điện âm) còn ion âm được tách ra bởi nguyên tử hydro (mang điện dương) của nước. Quá trình này có giải phóng năng lượng do mạng tinh thể (hoặc liên kết giữa các nguyên tử) bị phá vỡ.
5. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Dung dịch hay chất lỏng nào sau đây không dẫn điện được?
A. NAOH trong nước
B. AgNO3 trong C2H5OH
C. CH3OCH3 trong benzen
D. KCl nóng chảy
Câu 2: Dung dịch có nồng độ ion NO−3 lớn nhất
A. Dung dịch Ba(NO3)2 0,1 M; α= 57%
B. Dung dịch Ca(NO3)2 0,2 M; α= 70%
C. Dung dịch KNO3 0,5M; α= 98%
D. Dung dịch HNO3 0, 45 M; α= 99%
Câu 3: Dung dịch X gồm: 0,09 mol Cl−, 0,04 mol Na+, a mol Fe3+ và b mol SO2−4. Khi cô cạn X thu được 7,715 gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là?
A. 0,05 và 0,05
B. 0,03 và 0,02
C. 0,07 và 0,08
D. 0,018 và 0,027
Câu 4: Một dung dịch chứa các ion: Cu2+ ( 0,02 mol), K+ ( 0,03 mol), NO−3 (0,05 mol) và SO2−4 ( x mol). Giá trị của x là?
A. 0,05
B. 0,07
C. 0,01
D. 0,045
Câu 5: Nếu trộn 150 ml dung dịch HCl 0,2M với 350 ml dung dịch HCl 0,4M thì dung dịch thu được có nồng độ mol/l là bao nhiêu? Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Xem thêm: Mẫu Bài Cảm Nghĩ Của Em Về Ngày 20/11 Hay Nhất, Cảm Nghĩ Về Ngày 20 Tháng 11
A. 0,25 mol/l
B. 0,34 mol/l
C. 0,43 mol/l
D. 0,17 mol/l
Câu 6: Biết độ điện li của dung dịch axit CH3COOH 1,2M là 1,5%. Nồng độ mol/l của của ion CH3COO− trong dung dịch trên là?
A. 0,018 mol/l
B. 0,015 mol/l
C. 0,012 mol/l
D. 0,014 mol/l
Câu 7: Nếu trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50ml dung dịch KCl 1M thì nồng độ của ion Cl− trong dung dịch mới là?
A. 1,25M
B. 1M
C. 1,5M
D. 0,75M
Câu 8: Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO2−4 trong X là?
A. 0,2 M
B. 0,8M
C. 0,6M
D. 0,4M
Câu 9: Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là?
A. KOH, NaCl, H2CO3
B. Na2S, Mg(OH)2, HCl
C. HClO, NaNO3, Ca(OH)2
D. HCl, Fe(NO3)3, Ba(OH)2
Câu 10: Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?
A. H2SO4 ⇌ H+ + HSO−4
B. H2SO3 ⇌ 2H++ HCO−3
C. H2SO3 ⇌ 2H+ + SO2−3
D. Na2S ⇌ 2Na+ + S2−
Câu 11: Cần thêm bao nhiêu gam axit axetic vào 1 lit dung dịch CH3COOH 0,1M để độ điện li α giảm một nửa? Giả sử thể tích dung dịch vẫn bằng 1 lit.
A. 1,8
B. 18
C. 6
D. 36
Câu 12: Cho 1 lít dung dịch axit yếu HA có độ điện li α, hằng số cân bằng Ka và nồng độ ban đầu C0 mol/l. Cần pha loãng dung dịch bao nhiêu lần để độ điện li α của axit tăng gấp đôi?