“Nếu bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Harry S. Truman, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?”. Đó là một đề bài kiểm tra của học sinh tiểu học tại Mỹ mà chúng tôi từng được đọc trong một bài báo nổi tiếng.
Cái đề bài nghe có vẻ cao siêu và xa rời thực tế đó lại lột tả chính xác những gì tinh túy nhất của nền giáo dục Mỹ, một trong những nền giáo dục hàng đầu trên thế giới.
Bạn đang xem: Nền giáo dục việt nam
Để hiểu về nền giáo dục ở Mỹ, chúng ta hãy cùng bắt đầu bằng một số ví dụ.
Theo thống kê của Forbes năm 2016, cả thế giới có 1810 tỷ phú, trong đó số tỷ phú người Mỹ chiếm đến 93% với 1694 người. Đáng chú ý hơn, trong 10 người giàu nhất thế giới thì chỉ có 3 người không phải là người Mỹ.
Cũng theo một thống kê khác trong năm 2015, Mỹ có 589,410 bằng sáng chế, chiếm hơn 20% số bằng sáng chế trên toàn thế giới và luôn đứng ở những vị trí đầu tiên trong những nước có nhiều bằng sáng chế nhất thế giới trong hàng chục năm qua.
Trong top 20 trường đại học tốt nhất thế giới theo đánh giá của shanghairanking.com, Mỹ cũng áp đảo với 15 trường, đứng thứ 2 là Vương quốc Anh.

Chừng đó con số thôi cũng đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về nền giáo dục của Mỹ. Phải thừa nhận rằng, thành quả mà nền giáo dục của Mỹ mang đến là quá vượt trội so với hầu hết các quốc gia còn lại trên toàn thế giới.
Mỹ là đất nước có chất lượng đào tạo tiến sĩ tốt nhất trên thế giới và luôn là môi trường giáo dục được lựa chọn số 1 của các du học sinh quốc tế.
Nếu đem so sánh với Việt Nam thì nền giáo dục của đất nước chúng ta còn phải cố gắng rất nhiều.

Nền giáo dục Mỹ và Việt Nam khác nhau như thế nào?
Quay trở lại với đề bài kiểm mà chúng ta đã đề cập ở phần đầu tiên, đối với học sinh Mỹ, đó là một điều rất bình thường. Tuy nhiên, nếu đem đề bài đó cho học sinh Việt Nam, thì chắc chắn đây sẽ là cả một sự lạ lùng rất lớn. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 nền giáo dục Mỹ và Việt Nam là ở chỗ đó.
Ở Mỹ, ngay từ giáo dục mầm non đến giáo dục phổ thông học sinh luôn được khuyến khích để bày tỏ quan điểm cá nhân của mình trong bất cứ vấn đề gì, khuyến khích tự tư duy, tự làm chủ, nâng cao phong cách, khả năng suy nghĩ độc lập, giao tiếp và sáng tạo. Phương pháp giảng dạy nền tảng ở Mỹ là hướng dẫn và kích thích sự hứng thú để qua đó thúc đẩy học sinh chủ động tìm tòi, khám phá và đúc kết bài học cho mình. Cách dạy “thầy đọc, trò chép” như ở Việt Nam là hoàn toàn không có ở Mỹ.
Học sinh tại Mỹ rất chủ động về mặt thời gian học cũng như được phép lựa chọn giáo viên cho mình. Những bài tập về nhà cao như núi là điều khá xa lạ với học sinh nơi đây.

Cũng như các nền giáo dục tiên tiến khác trên thế giới là Anh, Pháp, Đức…nền giáo dục Mỹ chú trọng phát triển tư cách con người bằng rất nhiều những hoạt động ngoài trường lớp. Thông qua những hoạt động này, các giáo viên cũng sẽ phát hiện ra tố chất của mỗi học sinh, qua đó có định hướng để tập trung phát triển tố chất đó. Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử, Địa lý…hay bất cứ lĩnh vực nào cũng đều được quan tâm như nhau chứ không chỉ là đơn giản là những môn phụ như ở Việt Nam.
Học sinh Việt Nam học vì điểm, học sinh Mỹ học vì cảm thấy cần thiết cho tương lai.
Trường học Việt Nam chú trọng thành tích, trường học ở Mỹ chỉ quan tâm đến thành tựu.
Nền giáo dục Việt Nam hướng dẫn học sinh tìm kiếm một công việc tốt, nền giáo dục Mỹ dạy cách làm ông chủ.
Mặc dù bất cứ sự so sánh nào cũng sẽ có những khập khuyễn bởi còn tùy thuộc vào mức sống và nền văn hóa của mỗi nước, nhưng phải nhìn nhận thực tế rằng, để đạt được những thành công như những nước tiên tiến, nền giáo dục của chúng ta cần phải học tập và tiếp thu những cái tốt nhất và phù hợp với thực tiễn nước nhà.
Điểm khác biệt giữa hệ thống giáo dục Việt Nam và Nhật Bản
Nhật Bản được biết đến không chỉ là một nước hùng mạnh về kinh tế vào hàng đầu thế giới mà còn được coi là quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và chất lượng.
Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được đánh giá đứng thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Anh).
Còn Việt Nam? Mới đây Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố bản báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2013 – 2014 thực hiện với 148 nước. Kết quả xếp hạng các hạng mục lớn của báo cáo này cho thấy:
Về chất lượng giáo dục phổ thông, Việt Nam đứng thứ 67 bảng xếp hạng, thứ 4 trong các nước ASEAN: sau Singapore (2), Brunei (23), Malaysia (33).
Ở hạng mục Giáo dục đại học và đào tạo, Việt Nam đứng thứ 95 trong bảng xếp hạng, thứ 7 trong các nước ASEAN: sau Singapore (2), Malaysia (46), Brunei (55), Thái Lan (66), Indonesia (64), Philippines (67).
Vậy những yếu tố, điều kiện gì khiến cho chất lượng giáo dục Việt Nam thấp hơn Nhật Bản? Sau đây là sơ đồ so sánh hệ thống giáo dục Việt Nam và Nhật bản:

1. So sánh số bậc học, cấp học, số năm học
Việt Nam và Nhật Bản đều có các cấp học là mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học và sau đại học( thạc sĩ và tiến sĩ) nhưng lại có số năm học ở các cấp học lại khác nhau:
– Mẫu giáo ở Nhật chỉ có 2 năm nghĩ là chỉ nhận các cháu từ 4 đến 6 tuổi nhưng mẫu giáo ở Việt Nam là 3 năm, nhận các cháu từ 3 đến 6 tuổi. Ngoài ra còn có các nhà trẻ nhận các cháutừ 1 đến 3 tuổi
– Ở bậc Tiểu học có sự khác biệt rõ rệt về năm học giữa 2 quốc gia: Nhật Bản 6 năm ( từ 6 tuổi đến 12 tuổi), Việt Nam 5 năm (từ 6 tuổi đến 11 tuổi)
– Ở bậc Trung học:
+ Trung học cơ sở: Việt Nam 4 năm (từ 11 tuổi đến 15 tuổi), Nhật bản 3 năm (từ 12 tuổi đến 15 tuổi)
+ Trung học phổ thông : cả Việt lẫn Nhật đều 3 năm học (từ 15 tuổi đến 18 tuổi)
– Ở bậc Đại học: tùy từng trường và ngành học mà có số năm học khác nhau nhưng đa số là Việt Nam 4 năm (từ 18 đến 22 tuổi), Nhật Bản thì 5 năm (từ 18 đến 23 tuổi)– Sau Đại học: Việt Nam ta chia làm 2 bậc là Thạc sĩ 2 năm (từ 22 đến 23 tuổi), Tiến sĩ 3 năm (từ 23 đến 26 tuổi) nhưng Nhật Bản thì sau Đại học gộp Thạc sĩ với Tiến sĩ làm một bậc gồm 4 năm (từ 23 đến 27 tuổi)
– Ngoài ra còn các cấp học khác là:
+ Giáo dục chuyên nghiệp: cả Việt Nam và Nhật bản gồm cao đẳng, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp đào tạo từ 2 đến 3 năm, học xong trung học cơ sở, không thi lên trung học phổ thông có thể học luôn lên giáo dục chuyên biệt.
+ Nhật bản không có giáo dục thương xuyên và giáo dục cho các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, lực lưỡng vũ trang nhân dân như Việt Nam Ở Việt Nam, học sinh sinh viên bắt đầu năm học từ tháng 9 năm trước đến tháng 6 năm sau và có 3 tháng nghỉ hè, xong học sinh sinh viên ở Nhật Bản thì bắt đầu từ tháng 4 năm trước đến tháng 3 năm sau và thường có 2 tuần nghỉ đông trong khoảng 1 năm học ấy từ khoảng 25/12.
Ở Nhật, thời gian bắt đầu đi học trong ngày là 8h30, Việt Nam ta là 7h, 1 tiết của ta và của họ đều 45 phút và có 5 đến 10 phút giải lao. Tuy nhiên hầu hết các trường ở Nhật đều học liền cả sáng đến chiều, nghĩa là thời gian trưa học sinh ăn trưa tại trường, có thể ăn căn tin hoặc từ mang đồ ăn từ nhà theo, còn học sinh Việt Nam thường có 2 tiếng để về nhà trước khi đi học chiều.
2. So sánh về mục tiêu giáo dục
Nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ những mục tiêu giáo dục là: “… Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới.”
Mục tiêu giáo dục Nhật bản khác chúng ta ở chỗ Nhật bản theo tư bản chủ nghĩa nên giáo dục của họ cũng trung thành với giái cấp tư sản, giáo dục sẽ cung cấp nhân lực, nhân tài cho các lĩnh vực kinh tế – xã hội nhằm phát triển đất nước.
Xem thêm: Ysl Là Gì ? Ý Nghĩa Của Từ Ysl Đừng Bỏ Lỡ Ysl (Yves Saint Laurent) Là Gì
3. So sánh về nội dung giáo dục
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều chú trọng “tiên học lễ, hậu học văn” , dạy trò ý thức trước rồi mới dạy kiến thức nhưng do văn hóa 2 nước khác nhau mà cách dạy “tiên học lễ, hậu học văn” của 2 nước có sự khác nhau.
Do chữ viết Nhật Bản là chữ hán tượng hình nên rất khó học đối với trẻ nhỏ nên Nhật ưu tiên không dạy chữ viết cho trẻ từ mẫu giáo cho đến lớp 3 mà chỉ dạy cho các cháu ý thức , thực hành như cách tự mặc quần áo, đeo cặp, biết cảm ơn , xin lỗi, cách chào hỏi, lễ phép với người lớn, cách hòa đồng với bạn bè và yêu thương động vật, giờ học chơi là chính, giáo viên không can thiệp mà chỉ đứng từ xa quan sát và hỗ trợ khi cần thiết, kích thích sự tò mò, sáng tạo và ham học.