NHÂN VẬT.- Tại cuộc thi Olympic toán học quốc tế lần 44 vừa kết thúc tại Tokyo, Nhật Bản, đoàn Việt Nam đã bất ngờ giành thắng lợi lớn với 6 huy chương, xếp thứ 4/85 quốc gia tham dự cuộc thi này. Đặc biệt, có tới hai HCV của đoàn Việt Nam được ban giám khảo chấm điểm tuyệt đối 42/42. Đó là thành tích của hai em Lê Hùng Việt Bảo và Nguyễn Trọng Cảnh


Lê Hùng Việt Bảo: Say mê với những ẩn số

Nhút nhát. “Cậu bé vàng” của đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự Olympic toán học quốc tế rất kiệm lời khi nói về mình và giải thưởng lớn vừa giành được. “Em cũng không nhớ chính xác mình mê toán từ bao giờ, nhưng chắc chắn là còn rất nhỏ”, Bảo kể: Năm 1991, khi bố mẹ (bố mẹ Bảo cùng là giảng viên ĐH Bách Khoa Hà Nội) sang Đức nghiên cứu, cậu bé Bảo lúc đó mới có 5 tuổi cũng đi theo. Sống trong môi trường đầy ắp kiến thức tự nhiên, Bảo mê toán lúc nào không hay. Lúc đầu, chỉ vì thấy làm toán là dễ nhất trong các môn học (ở Đức), nhưng sau đó thì toán thực sự là niềm say mê. Trở về Việt Nam năm 1996, ngay trong buổi ra mắt bạn bè, Bảo đã gây ấn tượng với thầy giáo chủ nhiệm bằng cách giải hàng chục bài toán một lúc. Những năm học ở Trường THCS Nguyễn Trường Tộ và hiện nay là khối chuyên toán, tin ĐH Quốc gia Hà Nội, Việt Bảo luôn là người gây bất ngờ cho các thầy cô cũng như bạn bè bằng những cách giải hay và rất độc đáo. Ham mê toán đến mức cứ về đến nhà là Bảo ôm lấy sách, đến nỗi quên cả ăn cơm và thường xuyên bị mẹ rầy la. Thú vui của cậu học sinh 17 tuổi này là xem phim hoạt hình trên TV và nghe nhạc cổ điển, truyện thì hầu như không đọc vì “sợ mất thời gian, tiếc lắm. Thời gian ấy dành cho giải toán thích hơn”.

Bạn đang xem: Nguyễn trọng cảnh

Nguyễn Trọng Cảnh: Không bao giờ đặt mục tiêu giành giải

Nếu so với bảng thành tích của Bảo thì Cảnh “hơi bị ít” huy chương. Thông minh, học giỏi nhưng có vẻ lận đận về đường thi cử, giải cao nhất của Cảnh những năm cấp 2 chỉ là giải khuyến khích học sinh giỏi toán thành phố. Lớp 11 được chọn vào đội tuyển thi quốc gia nhưng ra về tay trắng, lớp 12 mới giành được một giải ba khiêm tốn. Được chọn vào đội tuyển dự thi quốc tế với Cảnh cũng là một ngạc nhiên. Thế nhưng khi tới Tokyo, cậu học trò này đã thực sự gây bất ngờ với ban giám khảo bằng 6 bài thi đạt điểm tuyệt đối 42/42. Cảnh cười: “Cả 6 bài thi này đều không thực sự mang tính đánh đố, đề hợp với mình. Nói chung là lúc nhìn thấy đề bài, em rất tự tin”.

Bố là kỹ sư địa chất, mẹ là y tá, cả nhà chẳng có ai đi theo toán học, thế nhưng từ khi Trường Tiểu học Dịch Vọng A tổ chức thi tuyển học sinh giỏi môn toán, Cảnh là lựa chọn số 1 của cô giáo chủ nhiệm vì “có cảm giác về toán học”. Tuy nhiên, chỉ là “có cảm giác” thế thôi bởi Cảnh thông minh nhưng chẳng bao giờ đặt mục tiêu giải thưởng cho mình. Lúc nào thích thì học, buổi tối có khi 8 giờ, cũng có lúc 10 giờ khuya mới cầm đến sách vì “cứ học nhiều là em mệt”.

Xem thêm: Tổng Hợp Công Thức Vật Lý 12 Ôn Thi Đại Học, Tổng Hợp Công Thức Vật Lý 12 Ôn Thi Thptqg

Cảnh hóm hỉnh: “Em không muốn học là gánh nặng mà phải thực sự là niềm đam mê”.

Mơ ước sau này của Cảnh không phải là trở thành một nhà toán học mà muốn làm một công việc gì đó gần hơn với thực tế, ví dụ công nghệ thông tin chẳng hạn.