Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí https://fundacionfernandovillalon.com/uploads/thi-online.png
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 10 full, Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh Học 11 PDF, Đề cương ON thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 10, Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 11, Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Sinh Học 10 Huỳnh Quốc Thành PDF, Tài liệu ôn thi Olympic sinh học lớp 10, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 10 violet
*
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 10 full
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 10 full, Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh Học 11 PDF, Đề cương ON thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 10, Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 11, Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Sinh Học 10 Huỳnh Quốc Thành PDF, Tài liệu ôn thi Olympic sinh học lớp 10, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 10 violet, Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa sinh tế bào PDF, Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 8 PDF, Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 10, Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 10 PDF, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 10 violet, Đề cương ON thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 10, Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 8 PDF, Tài liệu ôn thi Olympic sinh học lớp 10, De thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 10 tỉnh Nghệ An, Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa sinh tế bào PDF

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 10 full

CHUYÊN ĐỀ I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNGCâu 1 : Cơ thể sống có những dấu hiệu riêng biệt nào mà giới vô sinh không có ?- Cấu tạo bởi thành phần protein và axit nucleic đặc trưng. Phân tử AND tự nhân đôi đảm bảo cơ chế sinh sản và di truyền trong quá trình tự sao, AND phát sinh các biến dị di truyền được qua nhiều thế hệ làm cho hệ gen ngày càng đa dạngThường xuyên tự đổi mới thành phần cấu tạo cơ thểCó khả năng tự điều hoà nhờ hoạt động của hệ enzim và hoocmonQua trao đổi chất và năng lượng với môi trường thường dẫn đến sinh trưởng và phát triển. Trong khi đó các vật thể vô sinh khi tương tác với môi trường thường bị biến tính dẫn đến phân huỷ.Câu 2 : Vì sao nói ngành Thực vật hạt kín là ngành tiến hoá nhất?- Có hệ mạch phát triển đưa chất dinh dưỡng đi nuôi khắp cơ thểThụ phấn nhờ gió và côn trùng →
*
không phụ thuộc vào nước →
*
khả năng thụ phấn cao hơnThụ tinh kép: ngoài tạo hợp tử còn tạo phôi nhũ làm nguồn dinh dưỡng nuôi hợp tử.Giàu chất dinh dưỡng nuôi hợp tử phát triển nên tỉ lệ nảy mầm, sống sót caoHạt được bảo vệ trong quả nên tránh được các tác động bất lợi. Với các đặc điểm mà chỉ có thực vật hạt kín mới có kể trên làm cho chúng có khả năng thích nghi cao với môi trường sống, khu vực phân bố rộng và là ngành tiến hóa nhất.Câu 3
: Loài sinh vật nào được xem là dạng trung gian giữa thực vật và đông vật vì sao? Euglena spNhà thực vật học xếp chúng vào thực vật nguyên sinh (tảo): tảo mắtNhà động vật học xếp chúng vào động vật nguyên sinh: trùng roiEuglena spCó lục lạp, khi môi trường có ánh sáng →
*
quang hợp tạo chất hữu cơKhi thiếu ánh sáng kéo dài, lục lạp thoái hoá, chúng di chuyển, bắt mồi→
*
dị dưỡng giống động vậtCâu 4
: Nêu những điểm khác nhau giữa vi khuẩn lam và tảo lục
Khuẩn lamTảo lục
Thuộc giới khởi sinhThuộc giới nguyên sinh
Thành peptidoglycanThành xenlulozo
Nhân sơNhân thực
Chưa có lục lạp Có lục lạp
Đơn bàoĐơn bào hoặc đa bào
Ít bào quanNhiều bào quan
Câu 5 : So sánh không bào ở tế bào động vật và thực vật về cấu tạo và chưc năng?
Không bào ở tế bào thực vậtKhông bào ở tế bào động vật
Cấu tạoKích thước lớn hơn, thường phổ biếnChứa nước, các chất khoáng hoà tanHình thành dần trong quá trình phát triển của tế bào, kích thước lớn dầnKích thước nhỏ hơn, chỉ có ở một số loại tế bàoChứa các hợp chất hữu cơ, enzimHình thành tuỳ từng lúc và trạng thái hoạt động của tế bào
Chức năngTuỳ loại tế bào: dự trữ nước, muối khoáng, điều hoà áp suất thẩm thấu, chứa các sắc tố Tiêu hoá nội bào, bài tiết, co bóp
Câu 6: Vì sao địa y không thuộc giới thực vật, mà xếp vào giới nấm cũng không hoàn toàn chính xácĐịa y là kết quả của mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và tảo lục hay vi khuẩn lam (có chất diệp lục).- Địa y không phải là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vật và cũng không có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật đa bào bậc cao- Địa y cũng không đơn thuần là nấm vì trong cấu tạo ngoài tế bào sợi nấm còn có các tế bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chất diệp lụcCâu 7: Các vi sinh vật thường gặp trong đời sống hằng ngày thuộc nhóm dinh dưỡng nào? Tại sao?+ Hóa dị dưỡng+ Vì chúng thường sinh trưởng trên các loại thực phẩm chứa các chất hữu cơ.Câu 8: Tại sao nói hệ sống là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Cho ví dụ- Hệ sống là một hệ thống mở vì:+ Thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa hệ sống với môi trường+ Biểu hiện ở khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trườngVD: dùng thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu hại nhưng cũng ảnh hưởng đến quần xã và hệ sinh thái, sinh quyểnMọi cấp tổ chức của hệ sống đều có cơ chế tự điều chỉnh để duy trì và cân bằng động giúp tổ chức đó tồn tại và phát triểnVD: Ở quần thể, khi số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội thì nhiều cá thể bị chết, lúc này mật độ quần thể được điều chình về mức cân bằngCâu 9 : Hãy sắp xếp loài người vào các bậc chính trong thang phân loại
LoàiNgười (Homo sapiens)
Chi (giống)Người (Homo)
HọNgười (Homonidae)
BộLinh trưởng (Primates)
LớpĐộng vật có vú (Mammalia)
NgànhĐộng vật có dây sống (Chordata)
GiớiĐộng vật (Animalia)
CHUYÊN ĐỀ 2. SINH HỌC TẾ BÀOKhái quát: Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống. Bao gồm:* Cấu tạo hoá học:- Các nguyên tử:+ Các nguyên tố vi lượng+ Các nguyên tố đa lượngCác phân tử:+ Vô cơ: H2O, . . .+ Hữu cơ: Cacbohidrat, lipit, protein, axit nucleic* Cấu tạo sinh học:- Màng - Tế bào chất với các bào quan. - NhânA. CẤU TẠO HOÁ HỌC I. CẤU TẠO TỪ CÁC NGUYÊN TỬ - nguyên tố hoá họcTrong 92 nguyên tố hoá học có trong thiên nhiên, có khoảng 25 nguyên tố (O, C, H, N, Ca, P, K, S, Cl, Na, Mg, Fe…) cấu thành nên các cơ thể sống.→ Như vậy, ở cấp độ nguyên tử, giới vô cơ và giới hữu cơ là thống nhất. 1. Nguyên tố vi lượng:Các nguyên tố mà lượng chứa ít hơn 10- 4 (hay 0,01%).VD: Mn, Zn, Cu, Mo…2. Nguyên tố đa lượng:Các nguyên tố mà lượng chứa trong khối lượng chất sống của cơ thể lớn hơn 10- 4Ví dụ: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Na…Cacbon có lớp vỏ electron vòng ngoài cùng có 4 electron nên nguyên tử cacbon cùng một lúc có thể có 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tố khác, nhờ đó đã tạo ra một số lượng lớn các bộ khung cacbon của các phân tử và đại phân tử hữu cơ khác nhau.

Bạn đang xem: Ôn thi học sinh giỏi sinh 10

3. Vai trò: Cấu trúc nên tế bào:- C, H, O, N là những nguyên tố chủ yếu của các hợp chất hữu cơ xây dựng nên cấu trúc tế bào.- Trong chất nguyên sinh các nguyên tố hoá học tồn tại dưới dạng các anion (PO43- , SO42- , Cl- , NO3- ) và cation (Ca2+ , Na+ , K+ ) hoặc có trong thành phần các chất hữu cơ (như Mg trong chất diệp lục…).- Nhiều nguyên tố vi lượng (Mn, Cu, Zn, Mo…) là thành phần cấu trúc bắt buộc của hàng trăm hệ enzym xúc tác các phản ứng sinh hoá trong tế bào .VD: Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng rất nhỏ iôt nhưng nếu thiếu iôt chúng ta có thể bị bệnh bướu cổ.Mo chiếm tỉ lệ 1/16. 000. 000 nguyên tử hydro nhưng thiếư Mo cây trồng khó phát triển, thậm chí bị chết.II. CẤU TẠO TỪ CÁC PHÂN TỬ - Chất1. Cấu tạo từ các chất vô cơ: H2Oa. Cấu trúc và đặc tính hoá – líĐược cấu tạo từ một nguyên tử oxy liên kết với hai nguyên tử hydro bằng các mối liên kết cộng hoá trị, tạo thành một góc 104,5o.Do oxy có độ âm điện (3,44) lớn hơn hydro (2,20) nên đôi electron dùng chung bị kéo lệch về phía oxy → phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu nhau – Tính phân cực
. Trong đó khu vực gần mỗi nguyên tử hydro mang điện tích dương và khu vực gần với nguyên tử oxy mang điện tích âm.
*
*
*
Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên mối liên kết yếu - liên kết hydro
tạo ra các mạng lưới nước.
*
Mối liên kết hydro giữa các phân tử nước
*
*
Nước hoà tan NaClCấu trúc tinh thể nước
b. Vai trò: Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh.- Là dung môi phổ biến nhất, là môi trường khuếch tán và môi trường phản ứng chủ yếu của các phản ứng hoá học trong tế bào.- Là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào.- Vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt do có khả năng dẫn nhiệt, toả nhiệt và bốc hơi cao → đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong tế bào nói riêng và cơ thể nói chung.- Bảo vệ cấu trúc của tế bào khi ở trạng thái liên kết.2. Cấu tạo từ các chất hữu cơ:Các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sống thường có cấu tạo rất phức tạp, khối lượng phân tử lớn và rất đa dạng. Có 4 đại phân tử hữu cơ quan trọng cấu tạo nên mọi loại tế bào cơ thể là cacbohidrat, lipit, protein và các axit nucleic.a. Cacbohidrat (saccarit): là các chất hữu cơ được cấu tạo từ C, H, O theo nguyên tắc đa phân. Công thức chung Cn(H2O)m, trong đó tỉ lệ giữa H và O là 2 : 1 (giống như tỉ lệ trong phân tử H2O → hydrat).(Với n,m ³ 3 và n,m Î N)Ví dụ: Glucozo, fructozo, galactozo có công thức là C6H12O6* Cấu trúc của cacbohidrat. Tuỳ theo số lượng các đơn phân trong phân tử mà Cacbohiđrat được chia thành: đường đơn, đường đôi và đường đa. - Cấu trúc các monosaccarit (đường đơn)Gồm các loại đường có từ 3 – 7 nguyên tử cacbon trong phân tử. Phổ biến và quan trọng nhất là:- Hexozo (6C): Glucozo (đường nho), fructozo (đường quả), galactozo. Các đường đơn này có tính khử mạnh.- Pentozo (5C): gồm đường ribozo (C5H10O4) và deoxyribozo (C5H10O5).
*
- Cấu trúc các disaccarit (đường đôi)
Hai phân tử đường đơn (Glucozo, fructozo, galactozo) liên kết với nhau bằng mối liên kết glicozit và loại đi 1 phân tử nước tạo thành đường disaccarit.VD: saccarozo (đường mía) = Glucozo + Fructozo; mantozo (đường mạch nha) = Glucozo + Glucozo; lactozo (đường sữa) = Glucozo + Galactozo.
*
*
- Cấu trúc các polysaccarit (đường đa)Nhiều phân tử đường đơn bằng các phản ứng trùng ngưng và loại nước tạo thành các polysaccarit, có dạng mạch:- Mạch thẳng:
xenlulozo, kitin.- Mạch phân nhánh: tinh bột ở thực vật và glicogen ở động vật.Tinh bột được hình thành do rất nhiều phân tử Glucozo liên kết với nhau dưới dạng phân nhánh và không phân nhánh. Glicogen được hình thành do rất nhiều phân tử Glucozo liên kết với nhau thành một phân tử có cấu trúc phân nhánh phức tạp.* Chức năng- Nguồn cung cấp năng lượng chính: thông qua phân giải thành Glucozo cung cấp cho quá trình hô hấp tế bào.- Dự trữ năng lượng: Glicogen ở t.bào đ.vật và tinh bột ở t.bào th.vật đóng vai trò là nguồn dự trữ năng lượng.- Thành phần xây dựng nên nhiều bộ phận của tế bàoVD: Xenlulozo là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật. Pentozo là loại đường tham gia cấu tạo ADN, ARN. Sacrozo là loại đường vận chuyển trong cây. Thành tế bào của nhiều loại nấm cũng được cấu tạo từ kitin.- Chức năng vận chuyển các chất qua màng: Khi một số polysaccarit kết hợp với protein (glicoprotein) có vai trò vận chuyển các chất qua màng sinh chất và góp phần “nhận biết” các vật thể lạ lúc qua màng.b. Lipit (chất béo)* Đặc điểm chung:- Không tan trong nước (vì thế nó là chất kị nước), chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như ete, benzen, clorofooc.- Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. * Cấu trúc- Mỡ, dầu và sáp (lipit đơn giản): chứa các nguyên tố hoá học C, H, O giống như cacbohidrat nhưng lượng oxy ít hơn đặc biệt trong mỡ. VD mỡ bò có công thức là C57H110O6.+ Mỡ và dầu: Mỗi phân tử gồm 1 glyxerol kết hợp với 3 axit béo. Mỡ chứa nhiều axit béo no còn dầu lại chứa nhiều axit béo không no.+ Mỗi axit béo thường gồm từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon. Các liên kết không phân cực C – H trong axit béo làm cho mỡ và dầu có tính kị nước. Mỗi phân tử sáp chỉ chứa một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài thay cho glyxerol.- Các Photpholipit và Steroit (lipit phức tạp)+ Photpholipit: Gồm 1 phân tử glyxerol liên kết với hai phân tử axit béo và một nhóm Photphat, nhóm Photphat nối glyxerol với một ancol phức → có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước và đuôi kị.+ Steroit : Gồm các mạch cacbon vòng liên kết với nhau. Một số Steroit quan trọng là colesterol, các axit mật, ostrogen, progesteron …- Sắc tố và vitamin+ Sắc tố: Carotenoit.+ Vitamin: A, D, E, K* Chức năng của lipit- Cấu trúc nên hệ thống các màng sinh học: Photpholipit, colesterol.- Dự trữ năng lượng (mỡ và dầu): Mang nhiều năng lượng.- Tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác: Ostrogen là loại hoocmôn có bản chất là Steroit; các loại sắc tố như diệp lục, một số loại vitamin A, D, E, K cũng là một dạng lipit).
c. Protein* Cấu tạo:- Đơn phân: Axit amin: Trong tự nhiên có 20 loại axit amin khác nhau. Mỗi axit amin gồm 3 thành phần: - Gốc – R. - Nhóm amin (- NH2) - Nhóm carboxyl (- COOH). Hai nhóm trên liên kết với nhau qua nguyên tử cacbon trung tâm - nguyên tử liên kết với một nguyên tử H và một gốc R.
*
- Các bậc cấu trúc:+ Cấu trúc bậc một: Là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polypeptit, trong đó các axit amin liên kết với nhau bằng mối liên kết peptit → chuỗi polypeptit.Liên kết peptit là mối liên kết được hình thành giữa nhóm carboxyl của axit amin trước với nhóm amin của axit amin tiếp theo giải phóng một phân tử nước.Kết quả: Mạch polypeptit có đầu là nhóm amin của axit amin thứ nhất, cuối mạch là nhóm carboxyl của axit amin cuối cùng.+ Cấu trúc bậc hai: Được hình thành khi mạch polypeptit co xoắn hoặc gấp nếp trong không gian và được giữ vững nhờ các liên kết hydro giữa các axit amin ở gần nhau.Có 2 dạng: xoắn a
và gấp nếp b.+ Cấu trúc bậc ba: Khi xoắn bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại protein trong không gian 3 chiều tạo thành khối hình cầu.+ Cấu trúc bậc bốnKhi protein có 2 hay nhiều chuỗi polypeptit phối hợp với.VD: Phân tử hemoglobin gồm 2 chuỗi a và 2 chuỗi b. Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ cao, độ pH… có thể phá huỷ cấu trúc không gian ba chiều của protein làm cho chúng mất chức năng (biến tính).Protein vừa rất đa dạng vừa rất đặc thù: Do cấu trúc theo nguyên tắc đa phân nên chỉ với hai mươi loại axit amin khác nhau, đã tạo ra vô số các phân tử protein khác nhau về số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin cũng như về cấu trúc không gian. * Chức năng- Thành phần của tế bào và cơ thể sống: Chúng đóng vai trò cốt lõi của cấu trúc nhân, của mọi bào quan, đặc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao.- Xúc tác cho các phản ứng sinh học: Với vai trò là các enzym.- Vận chuyển các chất trong cơ thể: Một số protein có vai trò như những “xe tải” VD: hemoglobin.- Bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh: Các kháng thể (có bản chất là protein)- Điều hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể: Các hoocmôn phần lớn là protein. VD: insulin điều hoà lượng đường trong máu.- Tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể: VD: miozin trong cơ, các protein cấu tạo nên đuôi tinh trùng, roi vi khuẩn.- Dự trữ cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể: Lúc thiếu hụt cacbohidrat và lipit, tế bào có thể phân giải protein (ví dụ albumin, cazêin, protein dự trữ trong các hạt của cây).- Là giá đỡ, thụ thể trên bề mặt tế bào… → Sự đa dạng của cơ thể sống do tính đặc thù và tính đa dạng của protein quyết định. Cấu trúc của protein quy định chức năng sinh học của nó. Protein có cấu trúc và chức năng sinh học đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ có trong tế bào.Cơ thể người và động vật không tự tổng hợp được một số axit amin mà phải lấy từ thức ăn.Ví dụ: Trong ngô có tryptophan, methionin, valin, threonine, phenylalanine, leusine; trong đậu có valine, threonine, phenylalanine, leusine, isoleusine, lysine. d. Axit nucleic:* Cấu trúc:- Cấu trúc hoá học
Cấu trúcADNARN
1. Đơn phânNucleotit: Gồm 3 thành phần:- Đường 5C – Deoxyribozo (C5H10O4)- Bazo nitrogenous (A, T, G, X)- Nhóm Photphat - H3PO4→Có 4 loại nucleotit: A, T, G, XRibonucleotit: Gồm 3 thành phần:- Đường 5C – Ribozo (C5H10O5)- Bazo nitrogenous (A, U, G , X)- Nhóm Photphat - H3PO4→Có 4 loại ribonucleotit: rA, rU, rG, rX
2. Một mạch- Các nucleotit liên kết với nhau theo một chiều xác định ( 5’ - 3’) tạo thành chuỗi polynucleotit.- Mạch polynucleotit có các liên kết hoá trị giữa đường và axit Photphoric giữa 2 nucleotit kết tiếp.- Các ribonucleotit liên kết với nhau theo một chiều xác định (5’ - 3’) tạo thành chuỗi polyribonucleotit.- Mạch polyribonucleotit có các liên kết hoá trị giữa đường và axit Photphoric giữa 2 ribonucleotit kết tiếp.
3. Hai mạch- 2 chuỗi polynucleotit liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen: + A = T bằng 2 liên kết hydrogen. + G º X bằng 3 liên kết hydrogen.
Đơn phân:
Có khối luợng là 300đvC- Cấu trúc không gianADN tồn tại chủ yếu trong nhân tế bào và cũng có ở ti thể, lạp thể trong tế bào chất. Đó là một axit hữu cơ, có chứa các nguyên tố C, H, O, N và P mà mô hình cấu trúc của nó được hai nhà bác học J. Watson và F. Crick công bố vào năm 1953.
ADNARN
- ADN có 2 chuỗi polynucleotit xoắn kép song song quanh trục, tạo nên xoắn kép đều và giống 1 cái cầu thang xoắn.- Mỗi bậc thang là một cặp bazo liên kết bổ sung với nhau, tay thang là phân tử đường và axit Photphoric của 2 nucleotit kế tiếp liên kết cộng hoá trị với nhau.- Khoảng cách giữa 2 cặp bazo là 3,4 A0. - Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotit, - Đường kính vòng xoắn là 20A0Gồm một mạch polyribonucleotit.Có 3 loại polyribonucleotit :- mARN: Là một chuỗi polyribonucleotit dưới dạng mạch thẳng, có trình tự ribonucleotit đặc biệt để ribozo có thể nhận biết ra chiều thông tin di truyền và tiến hành dịch mã.- tARN: Là một chuỗi polyribonucleotit cuộn xoắn, gồm từ 80 – 100 đơn phân, có đoạn các cặp bazo liên kết theo nguyên tắc bổ sung (A – U; G – X) → 3 thuỳ. Có 2 đầu: Một đầu mang axit amin, một đầu mang bộ ba đối mã (một trong các thuỳ tròn) và đầu mút tự do.- rARN: Là một chuỗi polyribonucleotit chứa hàng trăm đến hàng nghìn đơn phân trong đó 70% số riboucleotide có liên kết bổ sung tạo nên vùng xoắn kép cục bộ.
Chú ý: Phân tử ADN ở các tế bào nhân sơ thường có cấu trúc dạng vòng còn phân tử ADN ở các tế bào nhân thực lại có cấu trúc dạng thẳng.

Xem thêm: " In Contrast Là Gì, Câu Ví Dụ,Định Nghĩa Và Cách Sử Dụng Củacontrast

* Chức năng của ADN- Quy định tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật: Do ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, từ 4 loại nucleotit → làm ADN vừa đa dạng lại vừa đặc thù. Mỗi loại ADN có cấu trúc riêng, phân biệt với nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các nucleotit.- Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật: Trình tự nucleotit trên mạch polynucleotit chính là thông tin di truyền, nó quy định trình tự các nucleotit trên ARN từ đó quy định trình tự các axit amin trên phân tử protein.* Chức năng của ARN- mARN: truyền đạt thông tin di truyền.- tARN: vận chuyển các a.a tới ribozo để tổng hợp protein. Mỗi loại tARN chỉ vận chuyển một loại a.a.- rARN là thành phần chủ yếu của ribozo, nơi tổng hợp protein. Các phân tử ARN thực chất là những phiên bản được đúc trên một mạch khuôn của gen trên phân tử ADN nhờ quá trình phiên mã. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các phân tử mARN thường bị các enzym của các tế bào phân giải thành các ribonucleotit còn rARN và tARN tương đối bền vững được tái sử dụng lại.Chú ý: Ở một số loại virut, thông tin di truyền không lưu giữ trên ADN mà được lưu giữ trên ARN. VD: Virus dại, HIV…

Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 10 full