Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên ❤️️ 15 Mẫu ✅ fundacionfernandovillalon.com Giới Thiệu Tuyển Tập Bài Văn Hay Và Đặc Sắc Nhất Giúp Bạn Học Tập Tốt Ngữ Văn.

Bạn đang xem: Phân tích bài chuyện chức phán sự đền tản viên


Dàn Ý Phân Tích Chuyện Chức Phán Sự Đền Tản Viên

Lập dàn ý phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên sẽ giúp các em học sinh nắm được bố cục và những luận điểm trọng tâm khi viết bài. Tham khảo mẫu phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên dàn ý chi tiết như sau:

1.Mở bài phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên:

Giới thiệu về tác phẩm Truyền kì mạn lục và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên


2.Thân bài phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên:

a. Giới thiệu về thể loại truyền kì và nội dung của tác phẩm:

-Truyền kì: Văn xuôi tự sự, phản ánh hiện thực qua những yếu tố hoang đường, thể hiện quan niệm của tác giả

-Nội dung tác phẩm:

Kể về Ngô Tử Văn và hành động đốt đền của tên tướng bại trận phương bắc họ Thôi đang tác quái, gây hại cho dân.Hắn đe dọa và kiện chàng ở Minh ty. Chàng được Thổ thần chỉ cách nên đã vạch trần được tội ác của tên tướng giặc khiến hắn phải chịu trừng phạt.Sau này nhờ tiến cử của Thổ thần, chàng được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên.Khẳng định niềm tin về công lý, sự chính trực của con người sẽ được đền đáp.

b. Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn:

Họ tên: Tên Soạn, họ NgôQuê: Huyện Yên Dũng, đất Lang Giang.Tính cách: khẳng khái, nóng nảy, là người cương phương, thấy gian tà không chịu được.Cách giới thiệu nhân vật trực tiếp, ngắn gọn, súc tích, gây được sự chú ý cho người đọc.Giọng điệu có phần hướng tới sự ngợi ca, định hướng cách nhìn nhận cho người đọc về hành động sau này của nhân vật.

c. Cuộc đấu tranh nơi trần gian của Ngô Tử Văn:

-Hành động châm lửa đốt đền:

+Nguyên nhân: Do tức giận sự hoành hành, hống hách của tên tướng giặc bại trận họ Thôi, làm hại tới dân chúng “Tử Văn rất …đốt đền”.

+Diễn biến:


Tử Văn “tắm gội chay sạch, khấn trời”, hành động được chuẩn bị kỹ càng, có chủ đích, cẩn trọng, không phải bộc phát.“châm lửa đốt đền” là một hành động quyết liệt, công khai, vô cùng dũng cảm “vung tay không cần gì cả”.Hành động đốt đền thể hiện sự khẳng khái, cương phương của Ngô Tử Văn, bộc lộ ý chí, ý thức dân tộc mạnh mẽ, bằng việc diệt trừ tên tướng giặc bại trận làm loạn nhân gian.

-Cuộc gặp gỡ với tên tướng Bách hộ họ Thôi:

Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn “thấy trong mình khó chịu …sốt rét”Trong cơn mê man, chàng thấy một người “khôi ngô dõng dạc, …cư sĩ” – nói năng đe dọa, bắt chàng “dựng lại đền như cũ”. Lời nói mang sự đe dọa, mắng mỏ “Biết điều … tai vạ”, “Phong Đô … sẽ biết”, đây là một kẻ xảo trá, tham lam, ranh ma, độc ác.Đối lập với tên tướng, Ngô Tử Văn “mặc kệ … tự nhiên”, thái độ ung dung, ngạo nghễ, tự tin vào việc làm của mình.

-Cuộc gặp với Thổ thần:

Hoàn cảnh: Thổ thần đến sau khi tên tướng “phất áo bỏ đi” là “một ông già …vái chào”. Dáng bộ giản dị, thái độ khiêm nhường, cung kính, coi trọng, bày tỏ sự cảm ơn với Tử Văn.Thổ thần kể lại mọi việc cho Tử Văn nghe: Bị tên tướng đánh đuổi, phải nương nhờ đền Tản Viên cho chàng thấy rõ sự xảo trá, tác quái của tên tướng giặc.Tử Văn trách Thổ thần nhu nhược, thế nhưng Thổ thần tuy là thần tiên nhưng phải cam chịu, chấp nhận, không dám đấu tranh vì “những đền miếu gần quanh … bênh nó cả”.Nguyễn Dữ phê phán tầng lớp quan lại yếu đuối, nhu nhược không dám đấu tranh cho lẽ phải và lớp quan lại tham lam.Sau đó, Thổ thần bày cách cho Tử Văn tâu kiện với Diêm vương và cách đối phó với tên tướng giặc.Câu chuyện phát triển hết sức logic, cho thấy những người làm việc chính nghĩa thì luôn có thần linh giúp sức.

d. Cuộc đấu tranh giành công lý ở Minh ty:

-Ngô Tử Văn phải đương đầu với thử thách:

Bị quỷ sứ bắt đi trong đêm, qua con sông với côn cầu “ước hơn ngàn thước …thấu xương”, “hai bên … nanh ác”, tội chàng bị khép vào là tội nặng, không được giảm án, đây đều là những sự việc kinh hãi, đòi hỏi lòng can đảm của Tử Văn.Chàng không hề nao núng, kêu to “Ngô Soạn này … oan uổng”, sau đó được vời vào điện đối chất.Tại điện, tên tướng giặc khép nép, tỏ vẻ đáng thương, kêu oan – Tử Văn bị Diêm vương trách mắng, luận tội “hỗn láo”, trách mắng chàng ngoan cố, bướng bỉnh.Thế nhưng, thái độ của Ngô Tử Văn: vẫn điềm nhiên, không hề kinh hãi mà một mực cứng cỏi kêu oan, tự tin trước những lời luận tội của Diêm Vương và lời giảo biện của tên tướng giặc.

-Chàng vạch trần tội ác của tên tướng họ Thôi:

Tử Văn y lời Thổ thần mà tấu bẩm với Diêm Vương, còn khẳng định cứng cỏi “xin đem giấy …nói càn” khiến tên tướng giặc hoảng sợ mà xin giảm án cho chàng, điều này cho thấy sự xảo trá, gian ác của hắn.Chàng không chịu bỏ cuộc, nhờ Diêm vương sai người đến đền Tản Viên tra ra sự việc đúng y lời Tử Văn nói.

-Cuối cùng, sự thật được chứng thực, Tử Văn thắng kiện, Diêm Vương trách cứ các phán quan làm việc không chí công vô tư, còn tên tướng giặc bị “lồng sắt chụp vào đầu … Cửu u”


-Cuộc đấu tranh dưới minh ty cho thấy khí phách cũng sự can đảm, thông minh của Ngô Tử Văn trước cuộc đối đầu với tên tướng xảo trá. Cho thấy ước mơ về sự công lý công bằng của người dân trong xã hội xưa.

e. Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

Hoàn cảnh: Thổ thần tới cảm tạ Ngô Tử Văn đã giúp đỡ mình, đồng thời ông đã xin Đức Thánh Tản cho chàng giữ chân Phán sự tại đền Tản Viên và khuyên chàng nên nhận lời ngay “không nên trùng trình”. Chàng nhận lời “thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất”.Đây là phần thưởng to lớn dành cho Ngô Tử Văn vì hành động trượng nghĩa, ý chí gan dạ, khẳng khái của mình.Hành động diệt trừ tên tướng giặc còn là hành động diệt trừ tận gốc cái ác “mộ của người tướng …như cám vậy”, lấy lại danh dự cho Thổ thần, minh oan cho hành động “đốt đền” của chàng.Đây còn là niềm ước vọng của nhân dân về một vị quan thanh liêm, chính trực, ước mơ về công bằng công lý.Sự gặp gỡ với người cũ và lời truyền “nhà quan Phán sự” thể hiện niềm tin khẳng định một vị quan tốt sẽ được muôn dân yêu kính.

f. Ý nghĩa và bài học:

-Ý nghĩa:

Thể hiện niềm tin của nhân dân vào công bằng công lý giữa xã hội.Phản ánh sự giả tạo, xáo trá của một bộ phận con người trong xã hội đương thời cùng những oan trái, bất công không thể tỏ bày.Phản ánh sự tham lam, lộng quyền, nhận hối lộ của đám quan lại trong xã hội xưa.Phê phán sự hèn nhát, nhu nhược, không dám đấu tranh đòi quyền lợi, bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và đa số người dân đương thời.Ca ngợi sự dũng cảm, chính trực, khẳng khái của những người dân bình thường trong xã hội phong kiến.

-Bài học:


Cần dũng cảm, kiên cường, đứng lên đấu tranh cho lẽ phải, công lý.Niềm tin về cuộc sống ở hiền thì sẽ gặp lành, niềm tin vào công lý và lẽ phải.

Xem thêm: Ave Maria, Con Dâng Lời Bài Hát Ave Maria Con Dâng Lời Chào Mẹ

g. Đặc sắc nghệ thuật:

Kết hợp giữa yếu tố lý kì, kì ảo với tự sự, mượn sự kì ảo để nói về hiện thực và ước vọng của con người.Cốt truyện li kì, cuốn hút người đọc, mang tính logic cao, có cao tràoTình tiết lôi cuốn, giọng văn tự nhiên, chân thành, giản dị

3.Kết bài phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên:

Khẳng định lại ý nghĩa và nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.

Chia sẻ thêm cùng bạn