_giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.Bạn đang xem: Phân tích bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm
2. Thân bài:
Luận điểm 1: Khái quát về tác giả, tác phẩm:
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:
_sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế.
Bạn đang xem: Phân tích bài đất nước của nguyễn khoa điềm
_thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành.
_thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc nồng nàn với suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam với giọng điệu trữ tình, thiết tha, sâu lắng.
_Tác phẩm chính: tập thơ Đất ngoại ô, trường ca Mặt đường khát vọng, Cõi lặng…
Đoạn trích Đất Nước:
_trích trong trường ca Mặt đường khát vọng được viết vào năm 1971 khi tác giả đang tác chiến tại chiến khu Trị- Thiên trong những năm ác liệt nhất của kháng chiến chống Mĩ.
_Mục đích của bản trường ca nhằm thức tỉnh thế hệ thanh niên trong các đô thị miền Nam nhận thức về đất nước, về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ để xứng đáng hòa mình vào trong cuộc đấu tranh của dân tộc.
_Đoạn trích Đất nước nằm ở mở đầu chương V của đoạn trường ca và có thể xem như bài thơ độc lập.
_Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện trên các bình diện. Đất nước là sự hội tụ của công sức và khát vọng của nhân dân và nhân dân chính là người làm ra đất nước.
Luận điểm 2: Cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước.
9 câu đầu: cội nguồn của Đất Nước.
_Đất Nước đã có từ rất xa xưa.
_được minh chứng qua những thứ bình dị, những chi tiết nhỏ: miếng trầu, câu chuyện, cái kèo, cái cột, hạt gạo, gừng cay muối mặn…
_Đất Nước gắn với những phong tục, tập quán truyền thống của nhân dân.
+miếng trầu, tập tục búi tóc…
_lí giải, suy ngẫm sâu sắc về thời điểm ra đời, hình thành và phát triển Đất Nước.
+ngày xủa ngày xưa.
20 câu thơ tiếp: trả lời câu hỏi Đất Nước là gì?
_lí giải từ những điều bình thường, giản dị, gắn với anh và em.
+điệp từ “nơi” gợi ra phạm vi tồn tại của Đất Nước rộng lớn vô cùng.
_Đất Nước gắn với sự hội tụ, chung sống của cộng đồng.
_lời khẳng định rất sâu sắc, chân thành về Đất Nước trên cả không gian, thời gian.
_nhắc nhở về ý thức, trách nhiệm với Đất Nước trong thế hệ trẻ hôm nay.
+cùng được sinh ra bởi mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng.
Khẳng định vai trò, trách nhiệm của nhân dân với Đất Nước.
_Đất Nước có trong anh và em, có trong tâm khảm mỗi người.
_Đất nước được vẹn tròn như ngày hôm nay là công lao của các thế hệ và ai cũng cần cống hiến cho Đất Nước, làm vẹn tròn Đất Nước.
_trách nhiệm, ý thức ấy không chỉ trong anh và em, trong chúng ta mà càng cần thiết cho con cháu chúng ta mai này.
Luận điểm 3: Tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân trên bình diện địa lí.
_công sức con người làm nên lịch sử Đất Nước.
+những địa danh cụ thể: hòn Trống Mái, Ông Đốc, Ông Trang, núi Vọng Phu, núi Bút, non Nghiêng…
+sử dụng điệp từ “góp”, các câu dài.
+người vợ, người chồng, người học trò..
_sự góp sức của những con vật.
+con cóc, con gà.
+những động vật nhỏ bé, vô tri làm nên Đất
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân trên bình diện lịch sử.
_suy tư, khái quát về Đất Nước gắn với sự hi sinh của những con người vô danh.
+ Đất Nước bốn nghìn năm gắn với những gian khổ, hy sinh của lớp lớp thế hệ cha ông.
+ ra trận đánh giặc không kể trai gái, họ đều một lòng vì kháng chiến.
Tư tưởng đất nước của nhân dân trên bình diện văn hóa.
_nhân dân đã sáng tạo ra truyền thống văn hóa vật chất, tinh thần, giữ gìn, truyền lại cho thế hệ sau.
_nghệ thuật liệt kê, điệp từ và lặp cấu trúc đã khẳng định công lao to lớn của nhân dân lao động.
+truyền lửa là truyền ánh sáng niềm tin.
+truyền văn hóa quê hương xứ sở muôn đời.
_khát vọng về dựng xây quê hương Đất Nước tươi đẹp.
_lời khẳng định của nhà thơ: Đất Nước là do nhân dân sáng tạo ra.
_lời nhắn nhủ tới thế hệ hôm nay: phải biết yêu thương, gắn bó tình nghĩa, tự hào về quê hương.
Luận điểm 4: Đánh giá về nội dung và nghệ thuật.
+Nghệ thuật: điệp từ, điệp cấu trúc, so sánh, nhân hóa. Nhà thơ coi Đất Nước như một sinh thể sống để khám phá, tìm hiểu.
=> Bức tranh toàn cảnh về Đất Nước gắn với những cảm nhận, những suy tư sâu sắc của nhà thơ. Đất Nước được Nguyễn Khoa Điềm viết lên là những gì gần gũi nhất, thân thuộc và ý nghĩa nhất với tất cả mọi người.
3) Kết bài:
Khẳng định giá trị của bài thơ Đất Nước và liên hệ với trách nhiệm của mỗi người trong công cuộc dựng xây, phát triển Đất Nước.

Phân tích bài thơ Đất Nước
Bài văn tham khảo
Đất nước là chủ đề xuất trong thơ ca Việt Nam. Các nhà thơ, nhà văn đều tập trung miêu tả cảm nhận về đất nước với những nguồn cảm hứng khác nhau. Trong đó phải kể đến bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm trích trong Mặt đường khát vọng. Bài thơ đã thể hiện những phát hiện sâu sắc, mới mẻ của nhà thơ về đất nước trên ba bình diện: chiều sâu của lịch sử, chiều rộng của không gian địa lý và chiều sâu của văn hóa. Đoạn thơ trên đã thể hiện những cảm nhận sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về thời điểm ra đời của Đất Nước.
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế. Ông thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến trường kì của dân tộc.Thơ ông hấp dẫn người đọc bởi sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc nồng nàn với suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam với giọng điệu trữ tình, thiết tha, sâu lắng. Tác phẩm chính: tập thơ Đất ngoại ô, trường ca Mặt đường khát vọng, Cõi lặng…
Đoạn trích Đất Nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng được viết vào năm 1971 khi tác giả đang tác chiến tại chiến khu Trị- Thiên trong những năm ác liệt nhất của kháng chiến chống Mĩ. Mục đích của bản trường ca nhằm thức tỉnh thế hệ thanh niên trong các đô thị miền Nam nhận thức về đất nước, về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ để xứng đáng hòa mình vào trong cuộc đấu tranh của dân tộc. Đoạn trích Đất Nước nằm ở mở đầu chương V của đoạn trường ca và có thể xem như bài thơ độc lập. Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện trên các bình diện. Đất Nước là sự hội tụ của công sức và khát vọng của nhân dân và nhân dân chính là người làm ra Đất Nước.
Mở đầu đoạn trích nhà thơ đã thể hiện những suy ngẫm mới mẻ và sâu sắc về thời điểm ra đời, hình thành và phát triển của Đất Nước. Ông đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ?
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi.
Từ ta không chỉ là lời tự xưng của nhà thơ mà còn chỉ chung cho cả một thế hệ. Trong suy ngẫm và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước có trước khi mỗi người, mỗi thế hệ lớn lên. Đó là Đất Nước có từ rất lâu đời, là do biết bao thế hệ đi trước đã xây dựng, gìn giữ và bảo vệ cho đời sau. Đó là Đất Nước vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đằng sau lời thơ bình dị ấy ẩn chứa lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của nhà thơ đối với thế hệ cha anh đi trước đã phải đổ bao máu xương, mồ hôi, nước mắt để gìn giữ và truyền lại cho đời sau một Đất Nước vẹn tròn và thống nhất. Mỗi câu thơ còn thể hiện niềm tự hào của nhà thơ về một Đất Nước với hàng nghìn năm lịch sử.
Trong quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước tồn tại trong những gì bình dị, gần gũi và thân thương nhất:
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể.
Đất Nước tồn tại trong mỗi gia đình, hiện diện trong những gì nhỏ bé, thân thiết, gần gũi, bình dị nhất của đời sống dân nhân dân. Câu thơ đã gợi nhắc chúng ta về nền văn hóa dân tộc, văn học dân gian với những câu chuyện cổ tích thần kỳ mà các bà, các mẹ thường hay kể cho ta nghe từ thuở ấu thơ. Ở đó có cô Tấm dịu hiền, có ông bụt, bà tiên luôn giúp đỡ những con người nghèo khó, hiền lành, lương thiện. Đất Nước đã bắt đầu từ những hình ảnh rất đỗi thân quen thân thuộc đối với mỗi người gắn với hình ảnh người mẹ, người bà:
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Mỗi miếng trầu bây giờ bà ăn đều có hàng ngàn năm tuổi. Bởi vì thế Đất Nước cũng được hình thành từ ngàn xưa, từ rất lâu đời và nó luôn gắn với sự hình thành văn hóa, lối sống lâu đời của người Việt. Miếng trầu là hình ảnh quen thuộc gắn bó với người Việt từ xa xưa trong Sự tích trầu cau. Nó thể hiện tình cảm gia đình tình nghĩa keo sơn gắn bó. Hình ảnh người bà ở đây là hiện thân của biết bao người bà trên đất nước Việt Nam với lòng yêu thương vô hạn dành cho con cháu. Mỗi miếng trầu bà ăn có hàng nghìn năm tuổi là lời khẳng định của tác giả. Đất Nước bắt đầu từ khi dân ta biết tục ăn trầu. Và từ đó tới nay, miếng trầu là đầu câu chuyện, xuất hiện trong tất cả sự kiện trọng đại của đời sống con người Việt Nam.
Một Đất Nước được hình thành từ rất lâu đời gắn liền với những phong tục tập quán cổ truyền của nhân dân:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên.
Nhà thơ đã khéo léo làm sống lại phong tục, tập quán của phụ nữ thời xưa: làm búi tóc thành cuộn sau gáy- một đặc trưng văn hóa đặc sắc của người Việt. Một trong những tập tục truyền thống của người Việt Nam xưa là đặt tên cho con bằng tên của những vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày như cái kẹo, cái cột. Đất Nước đó còn là một đất nước với bề dày truyền thống yêu nước, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm. Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Hai chữ dân mình thể hiện tình cảm thân thiết giữa nhà thơ với nhân dân. Câu thơ gợi nhắc truyền thuyết Thánh Gióng, một truyền thuyết về chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Như vậy, Đất Nước này trưởng thành vững chãi là bởi đã được rèn giũa qua những thử thách chống ngoại xâm. Đất Nước có phát triển bền vững đến ngày nay không chính là do truyền thống yêu nước bất khuất anh hùng. Mà ở đó còn có những con người biết gắn kết yêu thương, thủy chung tình nghĩa:
Ba cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.
Nhà thơ đã diễn tả tinh tế đời sống tình cảm thủy chung sâu sắc giữa mẹ cha và bao đôi lứa khác trên đất nước này. Họ gắn bó yêu thương, sát cánh bên nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, cùng lao động sản xuất để làm ra của cải vật chất nuôi sống gia đình và xã hội. Đó là những con người lao động lam lũ chăm chỉ cần cù sớm hôm.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sàng
Câu thơ nhắc đến nền văn minh lúa nước, nền văn minh đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Để tạo ra hạt gạo ngọt thơm, nhân dân đã phải lao động vất vả, phải trả giá bằng mồ hôi bằng những lo lắng của mình. Câu thơ mở ra không gian của người Việt ở làng quê. Cuộc sống tuy đạm bạc, vất vả, khó khăn nhưng họ luôn đoàn kết, yêu thương nhau, sát cánh bên nhau để cùng xây dựng gìn giữ phát triển và bảo vệ Đất Nước.
Kết thúc đoạn thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định Đất Nước có từ ngày đó. Ngày đó là phép thế đại từ muốn chỉ quãng thời gian của chiều dài lịch sử với 4.000 năm dựng nước và giữ nước với chiều sâu của văn hóa, với những phong tục tập quán cổ truyền của nhân dân đất nước trong phạm vi tồn tại của không gian địa lý.
Điểm sâu sắc, tinh tế và độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm là tác giả đã khai thác triệt để khéo léo Đất Nước trên ba bình diện: lịch sử, sử địa lý và văn hóa. Trong cảm nhận của nhà thơ, mỗi câu chuyện mẹ kể, mỗi miếng trầu bà ăn, mỗi cái tên của con người hay trong mỗi hạt gạo dẻo thơm ta ăn hàng ngày đều có một phần Đất Nước. Đất Nước tồn tại trong mỗi gia đình,
Đất là nơi anh đến trường
….
Làm nên đất nước muôn đời.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khéo léo tách đất nước thành hai thành tố Đất và Nước. Sau đó, nhà thơ đã lần lượt định nghĩa về từng thành tố rồi mới đi đến kết luận chung cho cả cụm từ Đất Nước. Trong cảm nhận của nhà thơ, Đất gắn với anh, Nước gắn với em. Hai thành tố này lúc tách ra riêng biệt, lúc lại hợp lại thống nhất trọn vẹn thành một sinh thể sống. Nhà thơ mượn lời của anh nói với em, của nhà thơ với người mình yêu để thể hiện quan điểm cảm nhận của mình về Đất Nước. Lời nhắn nhủ của nhà thơ với người mình yêu cũng là lời nhắn nhủ tới tất cả chúng ta: hãy chiêm nghiệm, suy ngẫm đặt hồn mình vào dòng thời gian của lịch sử dân tộc để hiểu và cảm nhận trọn vẹn về Đất Nước tươi đẹp này. Khi anh xa em thì Đất Nước tách riêng nhưng khi anh và em hò hẹn thì Đất Nước không thể tách rời. Toàn bộ đoạn thơ sử dụng liên tiếp các biện pháp nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc, liệt kê để nhấn mạnh điệp khúc Đất Nước.
Khi đưa ra những định nghĩa về Đất Nước, nhà thơ sử dụng hàng loạt điệp từ nơi nhằm gợi ra không gian, phạm vi tồn tại rộng lớn của Đất Nước:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi đôi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi ta đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.
Phạm vi tồn tại của Đất Nước có không gian học tập nơi anh đến trường để tiếp thu những tri thức của nhân loại và để đem chi tiết đó phát triển và dựng xây Đất Nước rồi lại truyền cho đời sau. Sau đó còn là không gian sinh hoạt riêng tư như nơi em tắm, là không gian hò hẹn tâm tình lứa đôi.Đó không chỉ là không gian đời sống cá nhân mà còn là không gian của đời sống sinh hoạt cộng đồng.
Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ.
Đó là mảnh đất chung sống hội tụ của hợp đồng người Việt, của nhân dân để cùng nhau lao động sản xuất. Nếu các không gian trên là của đời sống thực, là nơi sinh hoạt tồn tại của con người thì hình ảnh
Đất là nơi con chim phượng hoàng
… trăm bọc trứng.
Câu thơ mở ra không gian của Đất Nước gắn với những bài ca dao thần thoại, truyền thuyết của người Việt. Hình ảnh đất nước không chỉ được gợi trong chiều rộng không gian địa lý mà còn trong chiều dài của thời gian lịch sử. Đó là một đất nước được khắc họa trong cái nhìn bao quát toàn cảnh từ thời điểm người Việt được hình thành từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ Và cứ thế thế qua nhiều thế hệ kệ, dòng giống con rồng cháu Tiên Rồng ngàymột sinh sôi, nảy nở đã tỏa đi khắp mọi miền đất nước tạo nên một đất nước với chiều dài hơn bốn nghìn năm lịch sử.
Những ai đã khuất, những ai bây giờ
…..
giỗ tổ.
Đất Nước là sự kế tục nối tiếp của nhiều thế hệ qua các triều đại lịch sử, qua các thăng trầm của tự nhiên, là sự hiện thân của biết bao thế hệ đi trước. Đó là Đất Nước của những con người tình nghĩa thủy chung luôn yêu thương đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau gánh vác Đất Nước thế hệ trước để lại để làm tròn nhiệm vụ với dân tộc và duy trì nòi giống Tiên Rồng.
Những định nghĩa của Nguyễn Khoa Điềm về Đất Nước càng trở nên sâu sắc ý nghĩa hơn khi nhà thơ khẳng định đất nước là nơi các thế hệ nối tiếp nhau:
Lạc Long Quân Âu Cơ Để ra đồng bào ta trong bọc trứng.
Hai chữ đồng bào thể hiện tình cảm thắm thiết, thiêng liêng gắn bó giữa những con người cùng chung trên mảnh đất quê hương Việt Nam. Những nhân dân vô danh đã gánh vác trách nhiệm với Đất Nước ốc và rồi chính họ tiếp tục truyền lại cho con cháu cho thế hệ mai sau. Họ dặn dò con cháu phải biết tự hào, trân trọng về công lao của những thế hệ đi trước đã gây dựng lên Đất Nước ngày hôm nay và phải góp một phần trách nhiệm với Đất Nước, luôn hướng về cội nguồn thành kính tổ tiên.
Hàng năm ăn làm đâu đâu cũng nhớ ngày giỗ tổ.
Vì chiến tranh, vì thiên tai, vì mưu sinh khó nhọc biết bao người dân trên đất Việt phải phiêu bạt khắp nơi, phải làm ăn xa xứ. Nhưng dù nơi đâu dù làm gì thì những con người ấy vẫn luôn hướng về cội nguồn về dân tộc. Trong mỗi lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm đều ngời lên vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân, tính cách của dân tộc, của biết bao thế hệ lớp lớp người Việt Nam. Đó là những con người thủy chung tình nghĩa, kiên cường bất khuất anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Vì thế nhà thơ đã khẳng định Đất Nước đều có trong mỗi người, trong anh và trong em, trong mỗi người dân đất Việt đều chứa một đất nước. Vì thế mỗi người phải luôn ý thức được vai trò trách nhiệm của mình với đất nước
Trong anh và em hôm nay
…
làm nên đất nước muôn đời.
Lời thương là lời tâm tình của anh và em vừa thân thiết gần gũi. Đó là sự thống nhất giữa cái chung với cái riêng, giữa đời sống cá nhân với toàn thể cộng đồng, giữa cái bình dị thân thiết với cái thiêng liêng cao cả. Đất Nước không chỉ là con đường nơi anh đến trường, không chỉ là bến nước nơi em tắm, là nơi đôi ta hẹn hò mà còn là xương máu, tâm hồn của mỗi con người. Đất Nước chính là sự sống của mỗi người. Và mỗi người cần có trách nhiệm để bảo vệ Đất Nước như bảo vệ chính bản thân mình. Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở, phải biết hi sinh chiến đấu để bảo vệ Đất Nước.
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước núi Vọng Phu
….
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.
Viết về Đất Nước, tác giả không chỉ phát hiện ra những định nghĩa sâu sắc mà còn phát hiện ra cội nguồn làm nên sức mạnh của Đất Nước chính là nhân dân lao động. Nhà thơ đã khéo léo hồi tưởng về quá khứ bốn nghìn năm lịch sử để khái quát vai trò to lớn của nhân dân đã hóa thân để làm ra đất nước. Tám câu thơ đầu với cấu trúc câu dài kết hợp với điệp từ ghép đã liệt kê những công lao to lớn của nhân dân để dựng xây Đất Nước. Có thể nói, mỗi dòng thơ đều là một phát hiện mới mẻ, đặc sắc, tinh tế về từng dáng núi hình sông trên Đất Nước.
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái.
Trên mỗi mảnh đất, mỗi địa ra là nơi đã lưu lại sự sống của cộng đồng, của từng cuộc đời đã hóa thân vào sông núi. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã tưởng tượng mỗi miền địa danh trên Đất Nước đều luôn gắn với những con người lao động bình dị. Chính họ, chính tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, cuộc đời của họ đã làm cho những địa danh trở nên ý nghĩa linh thiêng. Nếu không gắn với sự tích nàng Tô Thị bồng con chờ chồng thì núi Vọng Phu cũng chỉ là hòn núi vô tri vô giác của tự nhiên, sẽ không thể hiện được tấm lòng thủy chung son sắt của vợ nhớ chồng. Nếu không gắn với tình nghĩa thủy chung của những cặp vợ chồng yêu nhau thắm thiết thì di tích lịch sử hòn Trống Mái cũng không thể nổi tiếng như ngày hôm nay. Sau khi chết đi, mọi thứ, mọi vật sẽ hóa thân vào cảnh vật, vào dáng núi hình sông trên Đất Nước
Những học trò nghèo…
…..Bà Đen, Bà Điểm.
Sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Khoa Điềm đã mang lại những ý nghĩa cho những địa danh như núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiêng. Cảm nhận tinh tế của Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến ý nghĩa cho những địa danh như núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiêng. Qua cảm nhận của nhà thơ, những địa danh, những danh lam thắng cảnh là sự hóa thân của những cuộc đời, số phận, nỗi niềm và tư tưởng của cha ông qua hàng nghìn năm lịch sử. Vì vậy, mỗi miền địa danh hiện lên vừa gần gũi thân thiết vừa thiêng liêng huyền bí. Hình ảnh của những người vợ nhớ chồng, những người học trò, những người dân trong lời thơ đầu là hiện thân của nhân dân lao động bình dị vô danh. Những con người không tên, không tuổi ấy đã lặng lẽ hóa thân để làm nên Đất Nước này. Nhà thơ đã thể hiện sự trân trọng biết ơn sâu sắc các công lao to lớn của những con người bình dị vô danh. Người Không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên Đất Nước.
Bên cạnh công sức của con người nhà thơ còn trân trọng ghi công của những con vật Bởi chính chúng đã tạo nên ý nghĩa phong phú độc đáo huyền bí của mỗi miền địa danh trên Đất Nước:
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trang áo đầm để lại
….
Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh.
Những loài vật xuất hiện trong truyền thuyết, huyền thoại, trong tâm linh và tín ngưỡng của nhân dân như con rồng, con ngựa của Thánh Gióng, đàn voi của vua Hùng. Nhưng lại cũng có những con vật bình dị quen thuộc với con người như con cóc con gà…. Điều đó có nghĩa là khi biết sống có trách nhiệm, khi biết hóa thân để làm ra Đất Nước thì những con vật nhỏ bé nhất cũng trở lên cao cả và thiêng liêng. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, không chỉ con người mà con vật cũng góp phần làm nên danh lam thắng cảnh. Việc liệt kê hàng loạt những địa danh của Đất Nước, tác giả muốn khẳng định sự rộng lớn của không gian địa lý trên khắp mọi miền tổ quốc. Bất cứ địa danh nào cũng là do nhân dân lặng lẽ hóa thân mà thành. Vì thế nó rất gần gũi quen thuộc. Và gắn với mỗi miền địa danh ấy đều ẩn chứa những ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Con ngựa Thánh Gióng, đất tổ Hùng Vương hiện thân cho truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc, cho lòng yêu nước nồng nàn. Còn núi Bút, non Nghiêng biểu tượng cho tinh thần hiếu học của dân tộc. Sông Ông Đốc, Ông Trang, núi Bà Đen, Bà Điểm là biểu tượng cho sự nỗ lực lớn để khai hoang, mở rộng bờ cõi của nhân dân, để làm nên sự rộng lớn của Đất Nước. Mỗi miền địa danh đều in đậm dấu ấn tâm hồn, khát vọng và tình cảm cha ông.
Nếu tám dòng thơ trên nhà thơ liệt kê cụ thể những miền địa danh nổi tiếng thì bốn dòng thơ sau chuyển sang suy tư, khái quát:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
…
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.
Bốn câu thơ khái quát toàn bộ thời gian, không gian rộng lớn trên khắp mọi miền Đất Nước. Dù ở đâu, đi đến đâu thì trên khắp ruộng đồng gò bãi cũng đều lưu lại dáng hình, tâm hồn của nhân dân. Tất cả đã tạo nên những nét văn hóa độc đáo, những giá trị tinh thần cho đời sau. Đó chính là cái nhìn toàn cảnh Đất Nước ở thời gian lịch sử lẫn chiều rộng không gian địa lý. Gắn với mỗi miền địa danh xa xôi đều gợi lên sự kỳ bí bởi ở đó lớp lớp người đã hi sinh, đã hóa thân để tạo cho mỗi mảnh đất sự linh thiêng ý nghĩa. Tất cả mọi nẻo đường, mọi tấc đất, mọi địa danh trên đất nước Việt Nam đều in đậm dấu ấn của cuộc đời cha ông.
Mười tám câu thơ tiếp Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận Đất Nước trên bình diện của thời gian, của chiều dài lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Em ơi em
Em hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước.
Mượn lời tâm tình trò chuyện với người con gái mình yêu thương bằng giọng thiết tha trìu mến. Nhà thơ hướng mọi người nhìn lại thời gian lịch sử bốn nghìn năm trước của dân tộc. Nếu những nhà thơ khác khi nhìn vào chiều dài lịch sử dân tộc bằng việc ghi lại chiến công hiển hách hay liệt kê những triều đại nối tiếp thì Nguyễn Khoa Điềm lại cảm nhận chiều dài lịch sử Đất Nước như cuộc tiếp xúc của bốn nghìn lớp người để giữ lại ngọn lửa truyền thống của bốn nghìn dân tộc. Thế hệ này truyền tới thế hệ sau và cứ thế trong bốn nghìn năm qua tương ứng với bốn nghìn lớp người nâng niu, gìn giữ lịch sử. Đặc biệt thế hệ được Nguyễn Khoa Điềm hình dung là bốn nghìn lớp trẻ như anh và em hôm nay.
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con trai con gái bằng tuổi chúng ta
Nhiều người đã trở thành anh hùng.
Tuổi trẻ của một dân tộc bao giờ cũng là đại diện cho sức sống. Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời người bắt đầu từ tuổi trẻ. Họ là những người như anh và em hôm nay, mang trong mình sức trẻ, nhiệt huyết để cống hiến và bảo vệ Đất Nước. Thời bình họ chăm chỉ làm việc phát triển kinh tế, thời chiến họ sẵn sàng ra trận chiến đấu. Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con, trở thành hậu phương vững chắc tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người chồng, người cha nơi tiền tuyến. Những người phụ nữ đảm đang tháo vát đó khi đối diện với chiến tranh đã trở thành người hùng đánh giặc phát triển truyền thống anh hùng.
Có biết bao nhiêu người con gái con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm nên Đất Nước.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, người anh hùng hữu danh được ca ngợi nhưng cũng không ít những người vô danh đã sống và chết một cách thầm lặng, lặng lẽ cống hiến cho quốc gia dân tộc. Khi Đất Nước có chiến tranh, họ tạm gác lại tình cảm riêng tư, chấp nhận rời xa gia đình lên đường chiến đấu mang máu xương hiến dâng cho tổ quốc và chính họ là những con người làm nên Đất Nước hôm nay. Họ đã chuyển lại cho chúng ta những giá trị về truyền thống vật chất và tinh thần vô cùng quý báu. Chính họ đã dạy cho chúng ta bài học về lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với quê hương Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm thể hiện lòng thành kính đến tầng lớp nhân dân dân lao động vô danh bình dị đã âm thầm cống hiến cho Đất Nước.
Nhân dân còn sáng tạo ra truyền thống văn hóa vật chất và tinh thần để giữ gìn truyền lại cho thế hệ mai sau
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà
….
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
Nghệ thuật liệt kê và lăp cấu trúc đã làm nổi bật những đóng góp và công lao to lớn của nhân dân lao động, lao động sản xuất để chuyển lại thành quả cho thế hệ sau. Từ họ được lặp lại năm lần chỉ đông đảo tầng lớp nhân dân vô danh giữ, truyền tạo cơ sở nền móng vững chắc về kinh tế văn hóa, tinh thần cho thế hệ mai sau. Họ truyền cho đời sau những hạt giống quý báu của nền văn minh nông nghiệp lúa nước để duy trì đảm bảo sự sống. Khi ngọn lửa được truyền từ hòn than qua con cúi là khi những gia đình trong đất Việt cùng san sẻ cho nhau từng chút hơi ấm và tương thân tương ái. Truyền lửa cũng là truyền ánh sáng niềm tin, những phát minh tiến bộ của nhân loại với con cháu. Đó còn là lửa của hy vọng lạc quan vào tương lai tươi sáng của thế hệ mai sau
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên làng tên xã trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái.
Những đặc trưng của quần xã là ngôn ngữ giọng điệu, tiếng nói của dân tộc đã được nhân dân lưu giữ và truyền lại cho đời sau. Nhân dân không chỉ truyền lại cho đời sau ngôn ngữ, ngọn lửa mà còn truyền cho họ truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất. Đất Nước của bốn nghìn năm lịch sử với sự hóa thân của bốn nghìn lớp người sống, lao động và chiến đấu trong một không gian rộng lớn với bề dày văn hóa đa dạng. Họ đập be bờ cho người đời sau trồng cây hái trái bởi họ chính là người tạo cơ sở nền tảng vững chắc và truyền lại cho đời sau những mùa hoa thơm trái ngọt- những thành quả mà họ đã từng dày công vun đắp lên.
Từ những suy ngẫm sâu sắc mới mẻ về tư tưởng Đất Nước của nhân dân, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định:
Để Đất Nước này là đất nước của nhân dân
Đất nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.
Đất Nước do nhân dân sáng tạo ra, Đất Nước là thành quả dự xây phát triển và gìn giữ của hơn bốn nghìn lớp người đã hóa thân làm nên dáng hình xứ sở. Đất Nước của nhân dân gắn với truyền thống văn hóa, tư tưởng tình cảm của nhân dân bao đời nay. Đất Nước được sinh ra, lớn lên và tồn tại luôn gắn liền với tâm tư tình cảm và cuộc sống sinh hoạt của nhân dân lao động. Đất Nước là máu xương cũng biết bao con người vô danh. Vì vậy, Đất Nước này là Đất Nước của dân, của ca dao thần thoại, của văn hóa, văn học dân gian- sản phẩm văn hóa tinh thần bao đời của nhân dân lao động.
Không chỉ thể hiện sâu sắc tư tưởng đất nước của nhân dân, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn nhắn nhủ:
Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi
…
Đi trả thù là không sợ dài lâu.
Nhà thơ vận dụng những bài học ý nghĩa của những câu ca dao để khéo léo đưa ra những lời khuyên chân thành tha thiết với anh và em cũng như thế hệ hôm nay: phải biết yêu thương và kết gắn, trân trọng tình cảm, tình nghĩa hơn của cải vật chất, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kiên trì, bền bỉ, đoàn kết chống ngoại xâm.
Khép lại bài thơ là tiếng hát vang vọng trên dòng sông của quê hương xứ sở:
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.
Nhà thơ trầm tư sâu lắng về cội nguồn của những dòng sông, cội nguồn của Đất Nước dân tộc. Qua đó bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên của nhà thơ khi thấy trên mỗi dòng sông thì vẫn vang lên tiếng hát của lòng lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Dù cuộc sống có vất vả, gian lao thử thách thì tiếng hát của nhân dân vẫn vang vọng
Gọi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
Đó là Đất Nước, là dòng sông của tâm hồn, dân tộc tính cách nhân dân.
Xem thêm: Tổng Hợp Bài Tập Viết Lại Câu Tiếng Anh 12, Bài Tập Viết Lại Câu (Có Đáp Án)
Cống hiến là trách nhiệm của mỗi người. Và ai cũng cần sống trách nhiệm với quốc gia, dân tộc. Đó cũng là thông điệp mà Nguyễn Khoa Điềm- một thế hệ đi trước gửi đến thế hệ trẻ hôm nay. Một tác phẩm thành công vì nó phản ánh con người và thời đại nhưng ý nghĩa hơn cả là nó mang giá trị của năm thánh và có giá trị giáo dục cao đẹp với mọi cá nhân.