1. Hướng dẫn làm bài1.1. Phân tích yêu cầu đề bài1.2. Luận điểm giá trị nhân đạo của Vợ nhặt2. Lập dàn ý chi tiết2.1. Mở bài2.2. Thân bài2.3. Kết bài3. Bài phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt3.1. Bài số 13.2. Bài số 23.3. Bài số 34. Kiến thức mở rộng
Tài liệu hướng dẫn phân tích giá trị nhân đạo trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân) do Đọc Tài Liệu biên soạn gồm những gợi ý chi tiết giúp em phân tích đề, lập dàn ý và sơ đồ tư duy cùng với những mẫu bài văn tham khảo hay.

Bạn đang xem: Phân tích giá trị nhân đạo của vợ nhặt


I. Hướng dẫn làm bài văn phân tích giá trị nhân đạo của truyện Vợ nhặt

1. Phân tích yêu cầu đề bài

- Yêu cầu về nội dung: nêu và phân tích giá trị nhân đạo thể hiện trong truyện Vợ nhặt.- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết... Tiêu biểu trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân nói lên giá trị nhân đạo của tác phẩm.- Phương pháp lập luận chính: Phân tích, chứng minh.

2. Luận điểm giá trị nhân đạo của Vợ nhặt

- Luận điểm 1: Xót xa thương cảm với cuộc sống bi thảm của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945.- Luận điểm 2: Gián tiếp tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta- Luận điểm 3: Trân trọng những khát vọng nhân văn của con người- Luận điểm 4: Chỉ ra lối thoát để con người hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.

3. Tóm tắt giá trị nhân đạo của Vợ nhặt

Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt có thể tóm gọn trong những nội dung sau đây:- Hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất và sức sống bền bỉ của họ.
- Niềm tin của tác giả đặt vào những khát vọng bình dị mà chân chính những con người vẫn muốn sống, vẫn khát khao tình thương và sự gắn bó, việc nương tựa vào nhau đã cho họ niềm tin để sống.- Chủ nghĩa nhân đạo của tác phẩm dựa trên sự am hiểu sâu sắc, gắn với đời sống người nông dân của Kim Lân chứ không tô vẽ, lí tưởng các nhân vật.

II. Lập dàn ý chi tiết phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt

1. Mở bài giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm+ Kim Lân (1921-2007) là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam đương đại.+ Truyện ngắn Vợ nhặt là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945.- Giới thiệu khái quát giá trị nhân đạo của tác phẩm: "Vợ nhặt" của Kim Lân đã thổi làn gió mát, đem hi vọng vào tương lai tươi sáng cho người đọc bằng giá trị nhân đạo sâu sắc.

2. Thân bài giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt

* Khái quát về tác phẩm- Hoàn cảnh sáng tác: Vợ nhặt in trong tập Con chó xấu xí, tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư - được Kim Lân viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (năm 1954), ông dựa vào một phần truyện cũ để viết truyện ngắn này.
- Nội dung chính: Truyện ngắn viết về tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, đồng thời thể hiện bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ ngay trên bờ vực của chết.* Luận điểm 1: Xót xa thương cảm với cuộc sống bi thảm của người dân nghèo trong nạn đói năm 1945.+) Nạn đói khủng khiếp năm 1945- Cái đói bao trùm khắp nơi và tràn đến cái xóm nghèo của dân ngụ cư.- Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình lũ lượt đội chiếu, dắt díu bồng bế nhau lên, xám lại như những bóng ma.- Buổi sáng nào cũng có vài người chết còng queo bên đường, tỏa mùi gây gây của xác chết.- Toàn bộ câu chuyện của Tràng diễn ra trên cái cảnh đói khổ và tang tóc ấy: Cảnh xóm ngụ cư vào buổi chiều Tràng đưa người vợ theo về; tiếng hờ khóc trong đêm, mùi đốt đống rấm.+) Tình cảnh của gia đình Tràng- Tràng: nghèo, không lấy nổi vợ.- Vợ Tràng: Vì đói mà phải theo không về làm vợ, không có cưới cheo gì.- Tình cảm xót xa của bữa cơm đón nàng dâu mới (nồi cháo loãng và bát cám).
+) Sự cưu mang, niềm hi vọng của người lao động nghèo khổ- Truyện đã làm sáng lên trên cái nền đen tối ảm đạm ấy sức sống, khát vọng: mái ấm gia đình và sự nương tựa, che chở cho nhau của những người lao động nghèo khổ, sáng lên niềm tin hy vọng của họ.- Tình huống Tràng có vợ, “nhặt” được vợ: Thái độ của Tràng từ lúc chỉ coi là chuyện tầm phào đến lúc xem đó là chuyện nghiêm chỉnh của đời mình (Dẫn và phân lích những lời nói, hành động của Tràng khi mới gặp người đàn bà và trong cảnh đưa chị ta về nhà).- Cái đói khổ đã khiến cho con người bị rẻ rúng, mất đi giá trị:+ Điển hình là nhân vật người vợ nhặt, vì quá túng quẫn thị không quan tâm đến danh dự cứ vin vào lời nói đùa của Tràng mà “cong cớn đòi ăn”, còn chấp nhận theo không Tràng về làm vợ.+ Chính Tràng cũng vậy, vì quá nghèo khổ mà khó có thể lấy vợ, đến khi lấy được vợ cũng là nhờ hoàn cảnh éo le.* Luận điểm 2: Gián tiếp tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta- “đằng thì chúng bắt nhổ lúa trồng đay, đằng thì chúng bắt đóng thuế”, chúng không cho nhân dân ta con đường sống, đẩy nhân dân đến bước đường cùng.- Trong đoạn cuối truyện, khi nghe tiếng trống thúc sưu thuế, bà cụ Tứ cũng tuyệt vọng kêu lên rằng: “Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ”.* Luận điểm 3: Trân trọng những khát vọng nhân văn của con người- Ngợi ca khát vọng sống mãnh liệt của con người: Một mặt ta thấy người vợ nhặt như mất nhân cách trong cảnh đói khổ, nhưng mặt khác đó lại là khát vọng sống mãnh liệt của thị, thị không từ bỏ bất cứ cơ hội nhỏ nhoi nào để được sống tiếp, ngay cả việc theo không người ta về làm vợ.- Ở Tràng ta thấy có một khát vọng hạnh phúc chân thành, không phải vì ngờ nghệch mà anh dẫn người vợ nhặt về, sâu thẳm bên trong là khát khao có một gia đình như bao người bình thường khác.- Vẻ đẹp của lòng thương người: vì tình thương người chân thành mà Tràng sẵn sàng mời thị ăn dù không dư dả, vì thương người mà bà cụ Tứ chấp nhận người con dâu được nhặt về dù trong cảnh đói khổ.- Dù bị đẩy đến bước đường cùng, con người vẫn luôn có niềm tin vào cuộc sống:+ Người vợ nhặt nhắc đến cảnh đoàn người phá kho thóc để tạo niềm tin cho bà cụ Tứ và Tràng, bà cụ Tứ cũng dự tính những chuyện tương lai, khuyên bảo các con.

Xem thêm: Sơ Đồ Lắp Đặt Mạch Điện Hai Công Tắc Hai Cực Điều Khiển Hai Đèn (Hay, Chi Tiết)

* Luận điểm 4: Chỉ ra lối thoát để con người hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn.- Từ câu chuyện phá kho thóc mà người vợ nhặt kể và hình ảnh đám người đói, lá cờ đỏ trong suy nghĩ của Tràng là những dấu hiệu của cuộc cách mạng, khiến người đọc có thể tin tưởng vợ chồng Tràng sẽ có mặt trong đoàn người vùng lên tổng khởi nghĩa.=> Tư tưởng nhân đạo hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất và sức sống bền bỉ của họ, đặt niềm tin vào những khát vọng bình dị mà chân chính để sống, khát khao tình thương và sự gắn bó, nương tựa vào nhau đã cho họ niềm tin để sống.

3. Kết bài giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt

- Khái quát giá trị nhân đạo trong truyện Vợ nhặt- Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét của bản thân.Hướng dẫn soạn bài Vợ Nhặt (Kim Lân)

III. Bài phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt được đánh giá cao

IV. Kiến thức mở rộng

1. Sơ đồ tư duy phân tích giá trị nhân đạo của truyện Vợ nhặt

2. Giá trị nhân đạo là gì?

Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc đời.Có bốn nét chính khi nói về giá trị nhân đạo của một tác phẩm đó là:- Tố cáo xã hội- Ca ngợi- Thương cảm, bênh vực- Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật

3. Biểu hiện giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt

- Biểu hiện thứ nhất: Tác giả bộc lộ niềm đau xót, thương cảm đối với cuộc sống bi thảm của người dân nghèo trong nạn đói (cảnh bữa ăn ngày đói, nồi chè khoán, tiếng trống thúc thuế ngoài đình,...)- Biểu hiện thứ hai: Tác giả tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta (chà đạp lên quyền sống của con người, dồn đẩy cả dân tộc ta vào cảnh khốn cùng)- Biểu hiện thứ ba: Tác giả khám phá, phát hiện, trân trọng và ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân (tốt bụng, cởi mở, nhân hậu, sự hào hiệp dễ mến, niềm khát khao hạnh phúc, khát khao mái ấm...)- Biểu hiện thứ tư: Tác giả hé mở con đường đổi đời tươi sáng, tích cực cho người dân khốn cùng (hình ảnh “đoàn người ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp, phía trước có lá cờ đỏ to lắm”)-/-Trên đây, các em vừa tham khảo những gợi ý chi tiết cho bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Hi vọng qua việc đọc hiểu đề cùng một số bài văn mẫu hay, các em sẽ dễ dàng nắm được cách làm cũng như mở rộng vốn từ ngữ phục vụ cho bài biết của mình. Chúc các em học tốt !