Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách giải phương trình bậc nhất một ẩn một cách dễ dàng và chính xác nhất cùng các ví dụ cụ thể và bài tập SGK.
Bạn đang xem: Phương trình bậc nhất một ẩn lớp 8
Trước tiên ta cùng đến các kiến thức cần nhớ để giúp ta giải phương trình bậc nhất một ẩn.


Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
1. Định nghĩa phương trình bậc nhất một ẩn
Phương trình dạng ax + b = 0 với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.
2. Hai quy tắc biến đổi phương trình
a) Quy tắc chuyển vế
Trong một phương trình, ta có thể chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia và đổi dấu số hạng đó.
Ví dụ: 3x + 4 = 0 ⇔ 3x = − 4
b) Quy tắc nhân với một số
Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0.
Ví dụ: 3x = − 4 ⇔ 3.1/3 .x = − 4 .1/3 ⇔ x = – 4/3 (ta nhân cả hai vế với 1/3 cũng tương đương với việc ta chia cả hai vế cho 3)
3. Cách giải phương trình bậc nhất một ẩn
Cách giải:
Phương trình bậc nhất ax + b = 0 (a ≠ 0) được giải như sau:
ax + b = 0 ⇔ ax = − b ⇔ x = − b/a.
Phương trình bậc nhất một ẩn luôn có một nghiệm duy nhất x = − b/a.
4. Ví dụ. Giải các phương trình bậc nhất
Ví dụ 1: Giải phương trình bậc nhất (dạng đơn giản)
a) 2x − 1 = 0
⇔ 2x = 1
⇔ x = 1/2
Vậy phương trình có nghiệm là x = 1/2.
Hoặc Kết luận: Tập nghiệm của phương trình S = 1/2.
b) – 4x + 4 = 0
⇔ – 4x = – 4
⇔ x = (-4)/(-4) = 1
Các dạng bài tập giải phương trình bậc nhất
Dạng 1: Nhận dạng phương trình bậc nhất.
Phương pháp giải:
Dựa vào định nghĩa phương trình bậc nhất để đối chiếu với các phương trình đã cho.
Phương trình dạng ax + b = 0 với a và b là hai số đã cho và a ≠ 0 được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn
Bài 1: (B7/10/SGK Toán 8 tập 2)
Hãy chỉ ra các phương trình bậc nhất trong các phương trình sau:
a) 1 + x = 0
Phương trình này thuộc dạng ax + b = 0 nên là phương trình bậc nhất một ẩn với a = 1.
b) x + x² = 0
Phương trình này có ẩn x mũ 2 nên không là phương trình bậc nhất.
c) 1 – 2t = 0
Phương trình này có ẩn là t và có dạng at + b = 0 với a = -2 và b = 1, nên đây là phương trình bậc nhất.
d) 3y = 0
Phương trình này có ẩn là y bậc nhất và có dạng ay + b = 0 với a = 3 và b = 0, nên đây là phương trình bậc nhất.
e) 0x − 3 = 0
Phương trình trên có dạng ax + b = 0 nhưng a = 0 nên đây không phải phương trình bậc nhất.
Dạng 2: Giải phương trình bậc nhất, phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
Phương pháp giải:
Ta áp dụng các quy tắc chuyển vế và nhân (chia) cả hai vế với một số để đưa phương trình về dạng phương trình bậc nhất ax + b = 0 hoặc ax = – b để giải.
Bài 2: (B8/10/SGK Toán 8 tập 2)
Giải các phương trình bậc nhất sau:
a) 4x − 20 = 0
⇔ 4x = 20
⇔ x = 20/4 = 5.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 5.
b) 2x + x + 12 = 0
⇔ (2x + x) + 12 = 0
⇔ 3x + 12 = 0
⇔ 3x = – 12
⇔ x = -12/3 = – 4
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = – 4.
c) x − 5 = 3 − x
⇔ x + x = 3 + 5
⇔ 2x = 8
⇔ x = 8/2 = 4
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 4.
d) 7 − 3x = 9 − x
⇔ − 3x + x = 9 − 7
⇔ − 2x = 2
⇔ x = 2/(-2) = – 1
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = -1.
Bài 3: Giải các phương trình bậc nhất sau:
a) (3x + 5) − (x − 5) − 8 = 0
⇔ 3x + 5 − x + 5 − 8 = 0
⇔ 3x − x + 2 = 0 ⇔ 2x + 2 = 0
⇔ 2x = – 2
⇔ x = – 1.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = -1.
b) (3 − 5x) + (6x − 10) − 9 = 0
⇔ 3 − 5x + 6x − 10 − 9 = 0
⇔ x − 16 = 0
⇔ x = 16.
Vậy phương trình đã cho có nghiệm là x = 16.
Bài 4. Giải các phương trình sau:


⇔ 2x − 3(2x + 1) = x − 6x
⇔ 2x − 6x − 3 = x − 6x
⇔ – 4x − 3 = – 5x
⇔ – 4x + 5x = 3
⇔ x = 3
Vậy x = 3 là nghiệm của phương trình đã cho.


⇔ 4(2 + x) − 10x = 5(1 − 2x) + 5
⇔ 8 + 4x − 10x = 5 − 10x + 5
⇔ 4x − 10x + 10x = 10 − 8
⇔ 4x = 2
⇔ x = 2/4 = 1/2.
Vậy x = 1/2 là nghiệm của phương trình đã cho.
Bài 5. Giải các phương trình sau:
a) 3 − 4x(25 − 2x) = 8x² + x − 300
Lúc đầu ta nhìn phương trình có vẻ như có ẩn x mũ 2. Ta nhân phá ngoặc để thực hiện rút gọn đa thức.
Ta có phương trình đã cho tương đương với
3 − 100x + 8x² = 8x² + x − 300
⇔ − 100x + 8x² − 8x² − x = − 300 − 3
⇔ − 101x = − 303
⇔ x = 3
Vậy x = 3 là nghiệm của phương trình đã cho.


Ta thực hiện quy đồng mẫu số cả hai vế với mẫu số chung là 20.
Phương trình đã cho tương đương với
8(1 − 3x) − 2(2 + 3x) = 20.7 − 15(2x + 1)
⇔ 8 − 24x − 4 − 6x = 140 − 30x − 15
⇔ − 24x − 6x + 30x = 140 − 15 + 4 − 8
⇔ 0x = 121
Phương trình này vô nghiệm.
Dạng 3. Giải và biện luận phương trình bậc nhất
Phương pháp giải:
Nếu trong phương trình bậc nhất có chứa chữ (gọi là tham số), thì ta phải chia các trường hợp giá trị tham số làm cho hệ số của ẩn khác 0 hoặc bằng 0 rồi mới giải tiếp.
Bài 6. Giải phương trình ax + 1 = x − 1 với a là tham số.
Giải:
Ta biến đổi phương trình đã cho về dạng:
ax − x = − 1 − 1
⇔ (a − 1)x = − 2
Nếu a = 1 thì a − 1 = 0 thì phương trình trở thành0x = − 2, phương trình vô nghiệm.
Nếu a ≠ 1 thì a − 1 ≠ 0 thì phương trình có nghiệmx = −2/(a − 1)
Bài 7. Giải phương trình a(ax + 1) = x(a + 2) + 2, với a là tham số.
Giải:
Ta biến đổi phương trình đã cho về dạng:
a²x + a = ax + 2x + 2
⇔ a²x − ax − 2x = 2 − a
⇔ (a² − a − 2)x = 2 − a
⇔ (a + 1)(a − 2)x = 2 − a.
Nếu a = -1 thì phương trình có dạng 0x = 3, phương trình vô nghiệm.Nếu a = 2 thì phương trình có dạng 0x = 0, phương trình nghiệm đúng với mọi giá trị x.
Nếu a ≠ -1 và a ≠ 2 thì phương trình có nghiệm là
x = – 1/(a+1)
Bài 8. Tìm giá trị của m để phương trình
5(m + 3x)(x + 1) − 4(1 + 2x) = 80 có nghiệm x = 2.
Xem thêm: Bài Tập Câu Trực Tiếp Gián Tiếp Có Đáp Án Tiếp Lớp 8 Có Đáp Án
Giải:
Phương trình có nghiệm x = 2 tức là giá trị x = 2 thỏa mãn phương trình nên thay giá trị x = 2 vào phương trình, ta có:
5(m + 3 . 2 )(2 + 1) − 4(1 + 2 . 2) = 80
⇔ 15(m + 6) − 20 = 80
⇔ 15m = 10
Lúc này ta coi m là ẩn và giải phương trình bậc nhất thu được nghiệm m = 10/15 = 2/3.