Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 được THPT Sóc Trăng biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết và cân bằng phương trình phản ứng Fe tác dụng với H2SO4 loãng, sau phản ứng sản phẩm sinh ra sau phản ứng khí H2 và muối sắt II.

Bạn đang xem: Phương trình fe h2so4 loãng


2. Điều kiện phản ứng xảy ra Fe tác dụng với H2SO4 loãng

Nhiệt độ thường, H2SO4 loãng

3. Tính chất hóa học của Fe

Tác dụng với phi kim 

Với oxi: 3Fe + 2O2

*
Fe3O4 

Bạn đang xem: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2


Với clo: 2Fe + 3Cl2

*
2FeCl3

Với lưu huỳnh: Fe + S

*
FeS

Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng được với nhiều phi kim.

Tác dụng với dung dịch axit

Tác dụng với với HCl, H2SO4 loãng

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc:

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc, nguội

c. Tác dụng với dung dịch muối

Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Kim loại nào dưới đây không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối FeSO4

A. Nhôm

B. Kẽm

C. Đồng

D. Magie


Đáp án C

Kim loại Cu yếu hơn Fe trong dãy hoạt động hóa học nên không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối FeSO4


Câu 2. Cặp kim loại nào dưới đây đều phản ứng với dung dịch H2SO4, giải phóng khí H2

A. (Cu, Ag)

B. (Ag, Zn)

C. (Cu, Fe)

D. (Mg, Zn)


Đáp án D

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2


Câu 3. Để nhận biết sự có mặt của Fe trong hỗn hợp gồm Fe và Ag có thể dùng dung dịch nào

A. HCl loãng

B. AgNO3

C. H2SO4 đặc, nguội

D. NaOH


Đáp án C

Để nhận biết sự có mặt của Fe trong hỗn hợp gồm Fe và Ag có thể dùng dung dịch:

C. H2SO4 đặc, nguội vì Fe bị thụ động


Câu 4. Vì sao có thể dùng thùng bằng thép để chuyên chở axit H2SO4 đặc nguội vì:

A. H2SO4 bị thụ động hóa trong thép

B. Sắt bị thụ động trong axit H2SO4 đặc nguội

C. H2SO4 đặc không phản ứng với kim loại ở nhiệt độ thường

D. Thép có chứa các chất phụ trợ không phản ứng với H2SO4 đặc


Đáp án B

Có thể dùng thùng bằng thép để chuyên chở axit H2SO4 đặc nguội vì Sắt bị thụ động trong axit H2SO4 đặc nguội


Câu 5. Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng tạo ra sản phẩm là:

A. FeSO4, Fe2(SO4)3, H2O

B. Fe2(SO4)3, H2O

C. FeSO4, H2O

D. Fe2(SO4)3, SO2, H2O


Đáp án D

Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng tạo ra sản phẩm là:

2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 10H2O


Câu 6. Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M và HCl 2M thu được khí NO và m gam kết tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3– và không có khí H2 bay ra.

A. 6,4

B. 2,4

C. 3,2

D. 1,6


Đáp án C

Fe sẽ phản ứng với H+ và NO3– trước

3Fe + 8H+ + 2NO3– → 3Fe2+ + 2NO + 4H2O.

0,15 ← 0,4 mol

nFe = 0,2 mol ; nH+ = 0,4 mol ; nNO3– = 0,4 mol ; nCu2+ = 0,2 mol

( do 8nFe / 3 > nH+ => chỉ tạo muối Fe2+ )

=> Fe dư 0,05 mol

Fe + Cu2+ → Cu + Fe2+

0,05 → 0,05

=> m↓ = 0,05 . 64 = 3,2 g


Câu 7. Cho 12 gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 63%. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 11,2 lít khí NO2 duy nhất (đktc). Nồng độ % các chất có trong dung dịch A là :

A. 36,66% và 28,48%.

B. 27,19% và 21,12%.

C. 27,19% và 72,81%.

D. 78,88% và 21,12%.


Đáp án B

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra: 

Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

nNO2 = 0,5 mol => nHNO3 = 2nNO2 = 1 (mol)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mhh muối = mhh kim loại + m dd HNO3 – mNO2 = 12 + 1.63.100/63 – 46.0,5 = 89 (gam)

Gọi số mol của Fe, Cu lần lượt là a, b mol

Ta có hệ phương trình như sau:

56a + 64b = 12 (1)

3a + 2b = 0,5 (2)

Giải hệ phương trình (1) , (2) ta có => a = 0,1 ; b = 0,1

mFe(NO3)3 = 0,1.(56 + 62.3) = 24,2 (gam)

mCu(NO3)2 = 0,1.(64 + 62.2) = 18,8 (gam)

% mFe(NO3)3 = 24,2/89.100% = 27,19%

% mCu(NO3)2 = 18,8/89.100% = 21,1%


Câu 8.  Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl 4M thu được 11,2 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Để kết tủa hoàn toàn các ion trong X cần 600 ml dung dịch NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:

A. 0,3 lít

B. 0,15 lít

C. 0,1 lít

D. 0,025 lít


Đáp án A

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Natri

nNaCl = nNaOH = 1,2(mol)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Clo

=> nHCl = nNaCl = 1,2 (mol)

VHCl = 1,2 : 4 = 0,3 lít


……………………………………..

Trên đây THPT Sóc Trăng vừa giới thiệu tới các bạn phương trình hóa học Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý,….



Chúc các bạn học tập tốt.

Xem thêm: Web Hay, Danh Bạ Website Trang Nhất, Danh Bạ Website Trang NhấT

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục


Tags
Hóa Học 8 Phương trình phản ứng hóa học 8
*
Facebook Twitter LinkedIn Tumblr Pinterest Reddit Messenger Messenger Share via Email Print
*

THPT Sóc Trăng


Bài viết gần đây


*

Hệ thống các thuật ngữ toán học bằng tiếng Anh


4 phút trước
*

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin


2 giờ trước
*

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành xây dựng


3 giờ trước
*

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành May mặc


5 giờ trước
*

Tổng hợp Cấu trúc V-ing trong tiếng Anh


6 giờ trước
*

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế – Ngoại thương


7 giờ trước
*

Đoạn văn tiếng Anh viết về sa mạc (3 mẫu)


9 giờ trước
*

Từ vựng tiếng Anh về rau củ quả


10 giờ trước

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.


Check Also
Close
Bài viết nổi bật
Xem nhiều nhất
Giới thiệu
Trường THPT Sóc Trăng - Trực thuộc Sở GDĐT tỉnh Sóc Trăng
Chuyên mục
Giáo dục (11.139)
Chuyên mục

Facebook Twitter Messenger Messenger
Back to top button
Close
Tìm kiếm cho:
Popular Posts
Close
Kết quả tìm kiếm cho
Close
Log In
Forget?
Remember meLog In

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!


Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!