1. Khái quát về tác giả.1.2 Sự nghiệp văn học của tác giả2. Giới thiệu về tác phẩm “Tuyên Ngôn Độc Lập”

1. Khái quát về tác giả.

Bạn đang xem: Tác phẩm tuyên ngôn độc lập

1.1. Tiểu sử về tác giả bản “Tuyên ngôn Độc lập”

Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống yêu nước.Quê quán: xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Người là một vị lãnh tụ vĩ đại, đã đưa dân tộc Việt Nam ta thoát khỏi cảnh nô lệ, lầm than. Người đã được UNESCO công nhân là danh nhân văn hóa thế giới.

1.2 Sự nghiệp văn học của tác giả

1.2.1. Quan điểm sáng tácCoi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho tinh thần chiến đấu cách mạng.Chú trọng vào tính chân thực và tính dân tộc.Luôn chú ý đến mục đích truyền tải và đối tượng tiếp nhận để đưa ra nội dung và hình thức phù hợp cho tác phẩm.1.2.2. Những tác phẩm tiêu biểuBản án chế độ thực dân Pháp (1925)Tuyên ngôn độc lập (1945)Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)Nhật kí trong tù,…1.2.3. Phong cách nghệ thuậtLuôn thống nhất về mục đích, quan điểm và nguyên tắc sáng tác.Đa dạng về thể loại:Với thơ ca: Lời thơ mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, nội dung cô đọng, súc tích.Với văn chính luận: Lối viết ngắn gọn, súc tích, câu văn có tính lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép cùng những bằng chứng thuyết phục, sự kết hợp tinh tế giữa mạch luận lý với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển, linh hoạt.Với truyện và kí hiện đại: Giàu tính chiến đấu, luận chiến, nghệ thuật trào phúng vô cùng sắc bén, lời văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.

2. Giới thiệu về tác phẩm “Tuyên Ngôn Độc Lập”

Bản “Tuyên ngôn độc lập” là áng văn chính luận mẫu mực, nó đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Bác:

Lập luận vô cùng chặt chẽ, có sự thống nhất các quan điểm chính trị từ đầu đến cuối bản tuyên ngôn.Lí lẽ sắc bén, được xuất phát từ tình yêu công lí cùng với thái độ tôn trọng sự thật.Dẫn chứng có tính xác thực được đưa ra dựa trên lịch sử. Hình ảnh đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.Ngôn ngữ hùng hồn, giọng điệu đanh thép, cứng rắn nhưng vẫn chan chứa tình cảm, cách xưng hô rất gần gũi với nhân dân, tạo sự gắn kết.

Xem thêm: Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà Ra Đời Trong Hoàn Cảnh Nào ? Please Wait

3. Nội dung của bản tuyên ngôn độc lập

Nêu ra và khẳng định các quyền cơ bản của con người đó là: quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúcVạch trần bản chất những tội ác và âm mưu của phát xít Nhật và thực dân Pháp.Tuyên bố với toàn thể dân tộc Việt Nam và thế giới về quyền độc lập, tự do của dân tộc ta, khẳng định sự quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nhân dân ta.“Tuyên ngôn độc lập” là một văn bản pháp lý khẳng định về quyền cơ bản của con người và quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.

Chi tiết: SOẠN VĂN 12 TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Chi tiết: KẾT BÀI TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP HAY NHẤT

Bạn đang xem bài viết “Tóm tắt tuyên ngôn độc lập – Khái quát tác giả và nội dung chính tác phẩm