Thuyết Minh Truyện Kiều ❤️️ 12 Bài Văn Mẫu Hay Nhất ✅Tham Khảo Tuyển Tập Văn Mẫu Viết Thuyết Minh Về Tác Phẩm Truyện Kiều.

Bạn đang xem: Thuyết minh về truyện kiều


Dàn Ý Thuyết Minh Về Truyện Kiều

Cùng tham khảo mẫu Dàn ý thuyết minh về Truyện Kiều chi tiết và đầy đủ mà fundacionfernandovillalon.com gợi ý sau đây, nó giúp các em có thể hoàn thiện bài văn của mình.

I. Mở bài:Giới thiệu về thi sĩ, danh nhân Nguyễn Du.

Nguyễn Du nổi tiếng là nhà thi hào, danh nhân văn hóa cả thế giới biết đến.Ông có sự nghiệp văn học đồ sộ trong đó phải kể đến truyện Kiều cũng nhiều thể loại thơ chữ nôm và chữ Hán.

II. Thân bài:


* Cuộc đời của Nguyễn Du

Ông tên tự Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820) sinh ra tại Thăng Long.Sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có, truyền thống nghệ thuật, yêu văn chương.Thời kì của ông đất nước có nhiều chuyển biến lớn và biến động trong xã hội.Ông có tuổi thơ bất hạnh khi sớm mất cha mẹ, phải lang thang nhiều nơi trong xã hội nên am hiểu văn hóa nhân gian.Nguyễn Du từng có thời gian đỗ đạt và làm quan triều Lê và Nguyễn. Ông liêm khiết, vô tư được nhiều người mến mộ.

* Giới thiệu về “Truyện Kiều”

Tên gọi: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.Nguồn gốc: “Truyện Kiều” được sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” – tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Nguyễn Du đã “hoán cốt đoạt thai” tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và đem lại cho “Truyện Kiều” những sáng tạo mới mẻ cả về nội dung và nghệ thuật.Thể loại: truyện Nôm bác học.Tóm tắt sơ qua về tác phẩm.

* Giá trị tư tưởng:

Thể hiện khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí.Là tiếng kêu thương đến đứt ruột cho thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến.Là bản cáo trạng đanh thép tội ác của các thế lực đen tối trong xã hôi xưa. Nguyễn Du phê phán mạnh mẽ sự “lên ngôi” của thế lực đồng tiền.Là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du với “con tim thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”, trái tim chan chứa tình yêu thương con người.

* Giá trị nghệ thuật:

Nghệ thuật xây dựng nhân vật.Nghệ thuật tự sự mới mẻ.Thể loại.Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, …Giọng điệu cảm thương rất phù hợp với chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Du.

III. Kết bài: Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều.


Bài Thuyết Minh Về Truyện Kiều Đơn Giản – Bài 1

Tham khảo những gợi ý trong bài thuyết minh về Truyện Kiều đơn giản sau đây, nó sẽ giúp các em học sinh hoàn thành tốt bài văn của mình.

Nguyễn Du từ những điều đã “trông thấy” mà “đau đớn lòng”, từ việc học tiếng nói của người trồng dâu và cả trái tim nhân đạo lớn, một tài năng lớn mà ông đã viết nên “Truyện Kiều”. Đã mấy thế kỉ qua đi, nhưng “Truyện Kiều” vẫn có một sức hấp dẫn đối với các thế hệ bạn đọc.

Truyện Kiều” được Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Từ câu chuyện đó, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một câu chuyện mới. “Truyện Kiều” có 3254 câu thơ Nôm và được viết bằng thể thơ lúc bát.

“Truyện Kiều” xoay quanh nhân vật chính là Thúy Kiều và gồm có ba phần. Phần I đó là gặp gỡ và đính ước. Vào năm Gia Tĩnh triều Minh, có một nhà viên ngoại họ Vương có ba người con. Nhà ông là thuộc kiểu “ Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung” và có ba người con, trong đó Thúy Kiều là chị cả, tiếp đó là Thúy Vân, em út là Vương Quan. Trong tiết thanh minh, ba chị em đi du xuân và tình cờ trong buổi hôm đó, Thuý Kiều đã gặp được Kim Trọng- một văn nhân tài tử. Hai người gặp gỡ nhau rồi sau đó, thề nguyện cùng nhau.


Phần II, đó là gia biến và lưu lạc. Không lâu sau đó, gia đình Kim Trọng xảy ra biến cố, chàng phải trở về quê để chịu tang chú. Còn gia đình Kiều, cha nàng bị thằng bán tơ lừa nên Thúy Kiều buộc phải bán mình để chuộc cha. Sóng gió cuộc đời xô đẩy khiến nàng rơi vào tay những kẻ buôn phấn bán hương như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh. Nhưng rồi, một khách làng chơi là Thúc Sinh đã cứu nàng khỏi chốn lầu xanh. Vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư vì ghen với nàng nên nàng bỏ đi và nương nhờ nơi cửa Phật.

Sư Giác Duyên vô tình giao lầm nàng cho Bạc Bà, Bạc Hạnh- những kẻ cũng giống như Tú Bà, Mã Giám Sinh. Kiểu rơi vào lầu xanh một lần nữa. Từ Hãi bống xuất hiện và cứu vơt nàng khỏi chốn nhơ nhớp đó. Tưởng rằng từ đây hạnh phúc đã mỉm cười với nàng…Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng phải hầu rượu cho hắn ta. Thúy Kiều quyết định tự tử và một lần nữa sư Giác Duyên đã cứu nàng.

Phần III, đó là đoàn tụ. Sau khi chịu tang chú xong, Kim Trọng trở về thì hay tin Thuý Kiều đã bán mình chuộc cha và trao duyên cho em gái là Thuý Vân. Kim Trọng vô cùng đau khổ. Thúy Kiều trở về nhưng Kim Trọng và Thúy Kiều quyết định “Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”

“Truyện Kiều” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Nguyễn Du đã phơi bày những hiện thưch xấu xa, tàn ác trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Đồng thời, trái tim của đại thi hào cũng đồng cảm với những con người mà “tài mệnh tương đố”, Nguyễn Du trân trọng và ngợi ca những giá trị tốt đẹp, đồng tình với những ước mơ, khát vọng của họ.

Về giá trị nghệ thuật, Nguyễn Du đã kế thừa thể thơ lục bát từ văn học dân gian. Đồng thời, ngôn ngữ mà ông sử dụng thật chính xác và giàu giá trị biểu cảm, có giá trị nghệ thuật cao.

“Truyện Kiều” luôn có một sức hấp dẫn đối với các thế hệ bạn đọc. Những vấn đề mà Nguyễn Du đã đặt ra không chỉ có ý nghĩa thời đại mà còn chạm đến những vấn đề mang tính muôn đời. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy trân trọng kiệt tác của dân tộc, đó chính là viên ngọc quý không dễ có được, thậm chí là vài trăm năm ta mới thấy xuất hiện một lần.


*

Thuyết Minh Về Truyện Kiều Ngắn Gọn – Bài 2

Bài văn thuyết minh về Truyện Kiều ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh luyện tập cách hành văn súc tích, giàu ý nghĩa biểu đạt.

Tài sản về vật chất có thể nhanh đến và nhanh đi nhưng tài sản về tinh thần thì sẽ luôn luôn được lưu giữ. Người ta cũng không thể đem tài sản tinh thần ra để định giá bởi vì nó là vô giá. Đối với tất cả người dân Việt Nam, chúng ta có nhiều khối tài sản tinh thần chung và trong số đó không thể không nhắc đến đó chính là Truyện Kiều. Tác phẩm giống như một viên ngọc sáng mà tất cả các nhà văn, nhà thơ đều ao ước mình có thể làm nên một tác phẩm như vậy.

Kiệt tác vĩ đạiTruyện Kiều được viết bằng chữ Nôm theo thể loại truyện thơ. Toàn bộ tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát, thể thơ truyền thống của dân tộc. Mặc dù được viết dựa theo cốt truyện cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng Nguyễn Du đã có sự sáng tạo để tạo nên một Đoạn Trường Tân Thanh phù hợp với văn hoa của người Việt và thể hiện được những tinh hoa trong ngôn ngữ của người Việt.

Cốt truyện xoay quanh cuộc đời của Thúy Kiều, một người con sinh ra trong gia đình trung lưu lương thiện. Thúy Kiều vốn có cuộc sống êm đềm bên cha mẹ và hai người em là Thúy Vân và Vương Quan cho đến trước khi sóng gió ập đến.


Về nội dung, Truyện Kiều mang đến giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vô cùng to lớn. Đó là một bức tranh khắc họa chân thực xã hội trước đây đầy rẫy những sự bất công và tàn bạo. Ở đó, con người bị vùi thập, bị tha hóa chỉ vì đồng tiền. Ở xã hội đó xuất hiện quá nhiều những con buôn giáo dở, nhà chứa nhơ nhớp và cả những tên quan tham ô lại. Người phụ nữ sống trong xã hội ấy bị đối xử một cách tàn nhẫn, bất công, bị chà đạp lên nhân phẩm khiến cho họ sống không bằng chết. Thế nhưng họ vẫn giữ được nhân phẩm, vẫn thể hiện được tài năng và khát vọng tự do, khát vọng tình yêu.

Về nghệ thuật, Truyện Kiều đã cho thấy được tinh hoa trong ngôn ngữ cũng như thể loại văn học của dân tộc. Tác phẩm đã sử dụng thể thơ lục bát một cách quá xuất sắc. Khi đọc tác phẩm, ta thấy một sự gần gũi, thân thuộc nhưng vẫn rất bác học. Có thể nói, nghệ thuật tự sự của tác phẩm đã có bước phát triển vượt bậc.

Cho đến nay, Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác phẩm này. Truyện Kiều không chỉ đưa văn học Việt Nam vươn xa ra thế giới mà còn giúp đất nước và con người Việt Nam ra xa hơn phạm vị quốc gia.

Truyện Kiều hoàn hảo cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Những nhân vật trong tác phẩm như là con người thật ngoài đời. Đó là những điều làm nên giá trị tuyệt vời cho tác phẩm này.

Đọc thêm văn mẫu ❤️️Thuyết Minh Về Tác Phẩm Bình Ngô Đại Cáo❤️️ 15 Bài Hay

*

Thuyết Minh Truyện Kiều Chi Tiết – Bài 3

Bài văn mẫu thuyết minh Truyện Kiều chi tiết sau đây sẽ giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập để hoàn thành tốt bài kiểm tra trên lớp.

Nguyễn Du đã để lại sự nghiệp văn học đồ sộ với những tác phẩm có giá trị lớn, tiêu biểu là “Truyện Kiều”. “Truyện Kiều” là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện thơ nôm theo thể thơ lục bát gồm 3254 câu. “Truyện Kiều” dựa vào cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), bằng tài năng của mình, Nguyễn Du đã sáng tạo nên “Truyện Kiều” của người Việt.

“Truyện Kiều” lấy bối cảnh năm Gia Tĩnh triều Minh (Trung Quốc) để phản ánh xã hội phong kiến Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIX. Truyện kể về mười lăm năm lưu lạc đầy đau khổ, tủi nhục của người con gái tài hoa tuyệt sắc Thúy Kiều do bị các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến bất công đầy đọa.

Nguyễn Du đã lược bỏ các chi tiết về mưu mẹo, về sự báo oán tàn nhẫn và một số chi tiết dung tục trong tác phẩm của Thanh Tâm tài nhân, thay đổi thứ tự kể và sáng tạo thêm một số chi tiết mới để tạo ra một thế giới nhân vật sống động như thật, biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể, chuyển trọng tâm của truyện từ việc kể sự kiện sang biểu hiện nội tâm nhân vật làm cho các nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn và tác phẩm trở thành một bách khoa toàn thư của muôn vàn tâm trạng.

Giá trị của truyện Kiều được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Giá trị nội dung được thể hiện qua giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công của những thế lực đen tối, sức mạnh ma quái của đồng tiền đã chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ.

“Truyện Kiều” tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần” rồi là bọn ma cô, chủ chứa,… đều ích kỷ, tham lam, tàn nhẫn, coi nhẹ sinh mạng và phẩm giá con người. “Truyện Kiều” còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm cho tha hóa con người. Đồng tiền làm đảo điên “Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”, đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xóa mờ công lý “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”.

Giá trị nhân đạo của “Truyện Kiều” thể hiện ở chỗ tác phẩm là tiếng nói thương cảm cho số phận bi kịch của người phụ nữ đồng thời trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, tài năng, ước mơ, khát vọng chân chính của con người. “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người.

“Truyện Kiều” còn là một tác phẩm mang giá trị nghệ thuật đặc sắc. “Truyện Kiều” là “tập đại thành” của nền văn học trung đại, kết tinh những thành tựu nghệ thuật, văn hóa dân tộc cả về ngôn ngữ và thể loại. Ngôn ngữ dân tộc đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Ngôn ngữ “Truyện Kiều” rất trong sáng. Trong tác phẩm có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, cả hai đều được sử dụng có chọn lọc, hợp lý, đúng chỗ đúng lúc.

“Truyện Kiều” là một kiệt tác của dân tộc Việt Nam, là di sản văn học của nhân loại tiêu biểu cho cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa, vừa là niềm thương cảm sâu sắc, là tấm lòng nghĩ tới muôn đời vừa là thái độ nâng niu, trân trọng những giá trị nhân văn cao đẹp của con người.

Tham khảo bài ✅Thuyết Minh Nhân Vật Khách Trong Phú Sông Bạch Đằng

*

Thuyết Minh Về Tác Phẩm Truyện Kiều Ấn Tượng – Bài 4

Bài văn mẫu thuyết minh về tác phẩm Truyện Kiều ấn tượng sẽ là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc và các em học sinh.

Truyện Kiềulà một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại, kết tinh nhiều giá trị vĩnh cửu. Truyện được sáng tác bởi Nguyễn Du – đại thi hào của dân tộc.

Nguyễn Du dựa vào cốt truyệnKim Vân Kiều truyệncủa Thanh Tâm Tài Nhân, đời Thanh ở Trung Quốc để sáng tạo ra Truyện Kiều. Truyện gồm 3254 câu thơ lục bát, là kiệt tác số một của nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

Cốt truyện xoay quanh câu chuyện về một gia đình sống ở đời Minh bên Trung Quốc. Vào thời kì đó, có gia đình Vương Viên ngoại sinh thành được ba người con: Thúy Kiều, Thúy Vân, Vương Quan. Hai chị em Kiều nhan sắc tuyệt trần, riêng Kiều còn có tài thi họa, ca, ngâm. Nhân ngày hội Đạp Thanh, ba chị em Kiều đi chơi xuân, gặp một văn nhân tên là Kim Trọng. Kim – Kiều “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”. Kim Trọng tìm cách gặp gỡ Kiều, nhờ cành kim thoa mà hai người ước hẹn, thề nguyền dưới trăng: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Khi Kim Trọng về Liễu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc cha. Nàng trao duyên cho Thúy Vân rồi theo họ Mã về Lâm Truy.

Kiều mắc lừa Sở Khanh, bị Tú Bà làm nhục Kiều vào lầu xanh lần thứ nhất. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra lấy làm vợ lẽ. Hoạn Thư đánh ghen. Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư, lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh. Kiều vào lầu xanh lần thứ hai tại Châu Thai. Kiều được Từ Hải chuộc, lấy Từ Hải và trở thành mệnh phụ phu nhân. Kiều báo ân báo oán. Kiều và Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Từ Hải bị giết chết, Kiều bị ép lấy viên thổ quan, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn nhưng được cứu thoát rồi đi tu.

Kim Trọng trở lại vườn Thúy, kết duyên với Thúy Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ được bổ làm quan. Cả gia đình qua sống Tiền Đường may mắn gặp Vãi Giác Duyên, tìm đến ngôi chùa Kiều đi tu. Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu biệt.

Truyện có giá trị nội dung hết sức sâu sắc. Đó là giá trị tố cáo hiện thực, lêu án xã hội phong kiến thối nát, những thế lực hắc ám tàn bạo, dã man đã chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc con người như bọn quan lại tham ô thối nát, bọn buôn thịt bán người, bọn ma cô lưu manh tàn ác; lên án mặt trái của đồng tiền hôi tanh…

Giá trị nhân đạo của truyện thể hiện ở việc xót thương cho nỗi đau khổ của con người tài sắc bị dập vùi, nói lên ước mơ về hạnh phúc, tự do và công bằng, đề cao quyền sống của con người…

Nguyễn Ducòn thể hiện nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, tạo ra những mẫu người với những tính cách tiêu biểu cho cái đẹp, cái xấu, cái thiệu, cái ác… trong xã hội phong kiến suy tàn, thôi nát. Bên cạnh đó là nghe thuật tự sự hấp dẫn, cảm động, tạo ra những tình huống, những bi kịch. Lúc miêu tả, lúc tả cảnh ngụ tình, lúc đôi thoại, câu chuyện về nàng Kiều diễn biến qua trên ba nghìn câu thơ liền mạch.

Truyện Kiềuđã được nhiều độc giả trong và ngoài nước biết đến, nó được liệt vào hàng những tác phẩm còn sống mãi với thời gian và tên tuổi của Nguyễn Du vì thế mà cũng không còn giới hạn ở trong nước nữa.

Tham khảo bài ✅Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Trãi Lớp 10✅ Hay nhất

*

Thuyết Minh Về Truyện Kiều Của Nguyễn Du Đặc Sắc- Bài 5

Bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du đặc sắc với những ý văn phong phú và giàu hình ảnh sẽ giúp bài văn của bạn trở nên ấn tượng hơn với người đọc.

Truyện Kiềulà một trong những truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong Văn học Việt Nam. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát, gồm 3254 câu. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm được Nguyễn Du thể hiện một cách nhẹ nhàng mà vẫn sâu sắc vô cùng.

Giá trị nội dung của truyện được thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ. Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất công.Phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

Gia đình nhà Vương Ông đang sống bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ “vu oan giá hoạ”, thế là cuộc sống yên lành bị phá vỡ, tai hoạ ở đâu ập xuống nhà Kiều. Để từ đó, khiến cho cuộc đời Kiều phải rẽ hướng, hướng đi mới của số phận Kiều nghiệt ngã, đau đớn, tủi hổ vô cùng

Bên cạnh đóTruyện Kiềucòn lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người, đề cao tự do và công lí. Thuý Kiều điển hình cho người phụ nữ trong xã hội xưa, mười lăm năm lưu lạc của nàng là một chuỗi bi kịch. Dường như bao nhiêu nỗi cực khổ của người đàn bà thời trước đều ập xuống vai nàng. Từ một cô tiểu thư khuê các, Kiểu trở thành hàng hoá để cho người ta mua bán, rồi Kiều bị lừa gạt bị rơi vào lầu xanh tới hai lần, đem thân đi làm lẽ, làm đứa ở, rồi bị đánh đòn, lăng nhục trở thành tội phạm ở công đường, bị sỉ nhục, đày đọa khiến cuối cùng phải tự vẫn. Cuộc đời Thuý Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội phong kiến bất nhân.

Giá trị nhân đạo được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính. Mặt khác Truyện Kiều còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ. Nguyễn Du như khóc cùng tiếng đàn và cuộc đời của Thuý Kiều, ông cũng bày tỏ thái độ trân trọng Kiều cho dù có lúc nàng đã là hạng người dưới đáy của xã hội.

Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du còn ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người: vẻ đẹp tài sắc, trí tuệ thông minh,lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, ý thức vị tha, đức thủy chung. Thúy Kiều, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó.

“Truyện Kiều” còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo,chà đạp lên quyền sống con người. Thế lực tàn bạo đó, khi là bộ mặt bọn quan lại tham lam, đê tiện, bỉ ổi, bọn người bất lương tàn bạo đã phát huy tất cả sức mạnh của nó, đổi trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để mua bán.

Nghệ thuật làm thơ lục bát đến đỉnh cao. Khéo léo trong cốt truyện chặt chẽ về nhân vật, tình huống. Vận dụng tài tình các câu ca dao, tục ngữ vào truyện đã khiến cho tác phẩm thêm hấp dẫn, gắn bó sâu sắc trong kí ức của bao thế hệ. Với những giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc đó đã giúp cho tác phẩm trở thành bất hủ với thời gian, với trái tim bạn đọc.

Đọc thêm văn mẫu ✅Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Du

*

Thuyết Minh Về Tác Giả Nguyễn Du Và Tác Phẩm Truyện Kiều – Bài 6

Bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp thuyết minh về một tác phẩm văn học.

Kể đến những tác giả, tác phẩm xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam, ta nghĩ ngay đến Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều của ông. Với tấm lòng nhân đạo tha thiết và tài năng văn học kiệt xuất, Nguyễn Du để lại ấn tượng sâu sắc qua những sáng tác của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765 – 1820), quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương.

Nguyễn Du sống ở thời đại đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, đó là sự kì khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến (Lê – Trịnh- Nguyễn) chém giết lẫn nhau. Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đời sống nhân dân khổ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ. Những yếu tố này tác động nhiều tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du.

Nguyễn Du cũng là người có năng khiếu văn học bẩm sinh, bậc thầy trong việc sử dụng tiếng Việt, ngôi sao chói lọi trong nền văn học trung đại Việt Nam. Về sự nghiệp, văn học Nguyễn Du có nhiều sáng tạo lớn cả về chữ Hán và chữ Nôm. Các sáng tác chữ Hán có Thanh Hiên thi tập (78 bài), Bắc hành tạp lục (125 bài), Nam trung tạp ngâm (40 bài)… sáng tác chữ Nôm có Vân chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, tiêu biểu là tác phẩm Truyện Kiều hay còn gọi là Đoạn trường tân thanh.

Truyện Kiều ra đời đầu thế kỉ XIX (khoảng từ 1805 – 1809), lúc đầu có tên là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu mới đứt ruột), sau này đổi thành “Truyện Kiều”. Tác phẩm viết dựa trên cuốn tiểu thuyết “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng đã có sự sáng tạo tài tình và thay đổi, bổ sung nhiều yếu tố trong cốt truyện cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

Là truyện thơ Nôm được viết bằng thơ lục bát, dài 3254 câu, chia làm 3 phần (Gặp gỡ và đính ước; Gia biến và lưu lạc; Đoàn tụ). Đề tài của truyện là viết về cuộc đời Kiều nhưng thông qua đó tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã chà đạp, xô đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng; đồng thời ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của Thuý Kiều và của người phụ nữ nói chung. Tác phẩm còn thể hiện rất rõ hiện thực cuộc sống đương thời với “con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ tới muôn đời” của nhà thơ.

Giá trị của Truyện Kiều được thể hiện trên hai phương diện chủ yếu là nội dung và nghệ thuật. Giá trị nội dung thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức, nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ.

Giá trị nhân đạo được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính. Về ngoại hình, ta thấy Thuý Vân là một thiếu nữ đoan trang phúc hậu, Thuý Kiều đẹp thuộc diện “sắc trung chi thánh”- quá ư là hơn người, hơn đời, Kim Trọng mang vẻ đẹp của một văn nhân thư sinh, Từ Hải đẹp kiểu người anh hùng: vai năm tấc rộng thân mười thước cao.

Về phẩm chất Thuý Vân là một cô gái ngoan. Kim Trọng – một chàng trai chung tình. Thuý Kiều tài năng (Cầm, kỳ, thi, hoạ) – một người con hiếu thảo, giàu đức hy sinh, người yêu chung thuỷ. Tình yêu Kim Kiều – Tình yêu hồn nhiên trong trắng, nó vượt sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến trong thời điểm chế độ phong kiến suy tàn. Bên cạnh đó Truyện Kiều còn lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người, đề cao tự do và công lí.

Mặt khác, Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể khắc sâu trong lòng nhân dân như vậy còn ở giá trị nghệ thuật. Trong tác phẩm của mình ông đã bộc lộ sự tài hoa, sắc sảo trong nghệ thuật tự sự, miêu tả nhân vật, tả cảnh, sử dụng ngôn từ… hay nói đúng hơn là giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

Về ngôn ngữ: Truyện Kiều là một kiệt tác nghệ thuật, với bút pháp của một nghệ sĩ thiên tài, tiếng Việt trong Truyện Kiều đã đạt đến độ giàu và đẹp. Vê nghệ thuật tự sự, thành công của Truyện Kiều trên tất cả các phương diện: ngôn ngữ kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật miêu tả – tả cảnh ngụ tình.

Xem thêm: Tải Sách Giáo Khoa Toán Lớp 5 Pdf, Sách Giáo Khoa Toán Lớp 5 (Bản Đầy Đủ)

Từ quê hương, xã hội, gia đình, cuộc đời, năng khiếu bẩm sinh, đã tạo cho Nguyễn Du có trái tim yêu thương vĩ đại, một thiên tài văn chương với sự nghiệp văn học có giá trị lớn. Ông là đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi với dân tộc và trở thành linh hồn của dân tộc.