MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ********

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc **********

Số 1603/ĐH V/v công tác tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003

Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2003

Kính gửi:

-Đại Học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh; -Đại học Thái Nguyên; -Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng; -Các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng; -Các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bạn đang xem: Tuyển sinh 2003

Căn cứ “Đề án tổng thể đổi mớicông tác tuyển sinh đại học, cao đẳng” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, dựatrên kết quả đánh giá những mặt được và chưa được của kỳ thi tuyển sinh năm2002, nhằm tiếp tục thực hiện tốt giải pháp “3 chung” (thi chung đợt, dùngchung đề, sử dụng chung kết quả thi để xét tuyển), phấn đấu đưa công tác tuyểnsinh đại học, cao đẳng đi vào nề nếp, ổn định, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫncác Trường, các Sở về phương hướng nhiệm vụ công tác tuyển sinh đại học, cao đẳngnăm 2003 như sau:

I. VỀ QUY CHẾ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC,CAO ĐẲNG

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành mớiQuy chế tuyển sinh hệ chính quy các trường ĐH, CĐ.

So với quy chế cũ, quy chế mới có nhữngthay đổi sau đây:

- Bổ sung thêm một số quy định về việcra đề thi dùng chung cho các trường ĐH và chức năng nhiệm vụ Ban Đề thi của BộGiáo dục và Đào tạo và của các trường ĐH, CĐ.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ của Hộiđồng coi thi liên trường tại các cụm thi.

- Sửa đổi một số quy định cho phù hợpvới việc sử dụng chung kết quả thi như đăng ký nguyện vọng dự thi và xét tuyển,quy định xác định điểm trúng tuyển đối với các trường tổ chức thi và các trườngkhông tổ chức thi tuyển sinh.

- Thống nhất mức điểm chênh lệch giữacác khu vực và đối tượng ưu tiên.

- Thay đổi một số quy định có tính chấtkỹ thuật như môn thi các khối năng khiếu, một số vấn đề về xử lý kết quả chấmthi.

Quy chế mới là công cụ pháp lý quantrọng của công tác tuyển sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường đại học,cao đẳng, các Sở giáo dục và Đào tạo tổ chức nghiên cứu quán triệt kỹ đến từngcán bộ tham gia công tác tuyển sinh.

II. VỀ QUY MÔ TUYỂN SINH, CƠ CẤUNGÀNH NGHỀ, CƠ CÁU XÃ HỘI

1. Nhằm từng bước khắc phục tình trạngmất cân đối giữa quy mô và điều kiện đảm bảo chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạođã điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh năm 2003 của các trườn theo hướng:

- Ưu tiên phân bổ chỉ tiêu cho các trườngở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc và Tây Bắc,hai Đại học Quốc gia các Đại học Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên.

- Tăng đáng kể chỉ tiêu cử tuyển vàchỉ tiêu dự bị đại học.

2. Chỉ tiêu đào tạo theo hợp đồng giữacác trường với các địa phương hoặc các ngành và chỉ tiêu đào tạo đối với cáctrường được mở lớp đào tạo đặt tại các trường đại học khác được ghi trong tổngchi tiêu tuyển sinh của từng trường. Việc tuyển sinh để đào tạo theo hai hìnhthức nói trên phải được tiến hành theo đúng quy chế, không tổ chức thi riêng màphải thi cùng với đợt thi hệ chính quy của từng trường hoặc căn cứ kết quả thituyển năm 2003 theo đề thi chung để xét tuyển.

Việc đào tạo giáo viên theo hợp đồnggiữa các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm với các địa phương chỉ thựchiện đối với một số địa phương thực sự có nhu cầu tại các tỉnh miền núi phía Bắcvà Tây Bắc, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

III. VIỆC ĐĂNG KÝ DỰ THI (ĐKDT) VÀĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN (ĐKXT)

Hồ sơ ĐKDT gồm: 1 túi đựng hồ sơ (nộpcho trường), phiếu số 1 (giữ lại ở Sở), phiếu số 2 (thí sinh giữ lại), có đóngdấu quốc huy mầu đỏ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hồ sơ xét tuyển gồm: một Giấy chứngnhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi (theo mẫu quy định của BộGiáo dục và Đào tạo) và 1 phong bì đã dán tem sẵn và ghi rõ họ, tên, địa chỉ củathí sinh.

Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển không phảinộp lệ phí xét tuyển. Chỉ những thí sinh trúng tuyển, khi đến trường nhập học mớiphải nộp lệ phí xét tuyển.

Các trường chỉ nhận hồ sơ xét tuyểnNV3 do thí sinh gửi qua đường bưu điện không nhận trực tiếp.

3. Đối với một số trường đại học năngkhiếu và các trường cao đẳng tổ chức thi theo đề riêng, thí sinh không cần ghiNV1, NV2 vì các trường này chỉ tuyển sinh thí sinh dự thi vào chính trường đó.

IV. VỀ ĐỢT THI.

Tổ chức thi trong toàn quốc 2 đợt thiđại học và 1 đợt thi cao đẳng.

- Ngày 9/7 và 10/7 thi đại học khốiB, C, D.

Thời gian thi các môn năng khiếu theoqui định của trường.

V. VỀ ĐỀ THI.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ra đềthi chung cho các trường đại học theo phương pháp tự luận.

Một số trường cao đẳng lấy kết quả kỳthi tuyển sinh đại học để xét tuyển còn các trường cao đẳng khác tổ chức riêngkỳ thi tuyển sinh thì vẫn thi vào đợt 3 và tự ra đề thi như năm 2002.

- Nguyên tắc ra đề thi cho năm 2003 vềcơ bản như năm 2002, nhưng sẽ điều chỉnh để đề thi không quá dài, nội dung kiếnthức giới hạn trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12.

VI. COI THI VÀ CHẤM THI

1. Về cơ bản việc coi thi và chấm thivẫn giữ như năm trước, nhưng tổ chức thêm cụm thi tại Quy Nhơn.

a. Cụm thi tại thành phố Vinh dànhcho thí sinh thi vào Trường Đại học Vinh và các thí sinh có hộ khẩu thường trútại 4 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, có nguyện vọng thi vào cáctrường đại học đóng tại khu vực Hà Nội (các thí sinh thuộc diện này không thi tạicác trường ở Hà Nội mà thi ngay tại TP. Vinh). Cụm thi này do Trường Đại họcVinh chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.

b. Cụm thi tại thành phố Cần Thơ dànhcho thí sinh vào Trường ĐH Cần Thơ và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tạicác tỉnh: Cà Mau. Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh,Sóc Trăng có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực TP. Hồ ChíMinh (các thí sinh thuộc diện này không thi tại các trường ở TP Hồ Chí Minh màthi ngay tại TP. Cần Thơ). Cụm thi này do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì phối hợpvới các trường đại học liên quan tổ chức thi.

c. Cụm thi tại Thành phố Quy Nhơndanh cho thí sinh thi vào Trường Đại học Sư phạm Qui Nhơn và các thí sinh có hộkhẩu thường trú tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi,Quảng Nam có nguyện vọng thi vào các trường đại học đóng tại khu vực Hà Nội vàTP. Hồ Chí Minh (các thí sinh thuộc diện này không thi tại các trường ở Hà Nộivà TP. Hồ Chí Minh mà thi ngay tại Quy Nhơn). Cụm thi này do Trường đại học QuyNhơn chủ trì phối hợp với các trường đại học liên quan tổ chức thi.

d. Riêng thí sinh có tỉnh nói tại mụca, b, c nếu đăng ký dự thi vào các trường hoặc các ngành năng khiếu sau đây vẫnphải đến trường đại học, cao đẳng để dự thi (không dự thi ở cụm):

- Các trường ĐH, CĐ thuộc Bộ QuốcPhòng, Bộ Công an, khối Thể dục Thể thao, Nghệ thuật, Mỹ Thuật, Nhạc, Hoạ, Sânkhấu điện ảnh và Trường ĐH Kiến trúc TP Hồ Chí Minh.

- Các ngành Kiến trúc của trường ĐHKiến Trúc Hà Nội, Trường ĐH Xây dựng, ngành văn hóa quần chúng của Trường ĐHVăn hoá, ngành Báo chí của Phân viện Báo chí -Tuyên truyền, các ngành năng khiếucủa các trường ĐH, CĐ khối sư phạm.

Các trường ĐH Vinh, Cần Thơ, Quy Nhơnphối hợp với các Sở GD&ĐT của địa phương tổ chức tốt việc sao in đề và việccoi thi tại 3 cụm đó.

Các trường có thí sinh dự thi ở 3 cụmnói trên chỉ cần cử đại diện đến cụm thi để tham gia Hội đồng coi thi liên trườngvà phối hợp giám sát kỳ thi theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ, sau đó nhận bàithi của thí sinh mang về trường chấm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có quyết địnhthành lập Hội đồng coi thi, liên trường tại các cụm thi và chỉ đạo các trườngĐH Vinh, ĐH Cần Thơ, ĐHSP Quy Nhơn phối hợp chặt chẽ với các trường ở khu vựcHà Nội và TP. Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức tốt kỳ thi, phân địnhrõ quyền hạn và trách nhiệm của các trường, kể cả việc sử dụng lệ phí tuyểnsinh một cách hợp lý.

2. Tiếp tục thực hiện quy chấm haivòng độc lập. Chỉ các môn năng khiếu và ngoại ngữ được nhân hệ số nhưng phảithông báo công khai trước khi chấm thi và trong phiếu báo điểm thi chỉ ghi kếtquả thi chưa nhân hệ số.

VII. VỀ XỬ LÝ KẾT QUẢ THI VÀ XÉTTUYỂN.

1. Tiếp tục tuyển thẳng học sinh đạtgiải quốc tế, quốc gia và cộng điểm cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thôngloại giỏi.

2. Thống nhất mức điểm chênh lệch giữacác đối tượng và khu vực ưu tiên là một điểm.

3. Đối với các trường tổ chức thi tuyểnsinh theo đề thi riêng, chỉ tuyển thí sinh đã dự thi vào trường mình trừ nhữngtrường có ngành năng khiếu, các môn văn hoá thi theo đề chung, nhưng các mônnăng khiếu không tổ chức thi thì được xét tuyển thí sinh đã dự thi năng khiếu từcác trường khác.

4. Các trường dùng chung đề thi và sửdụng chung kết quả thi chủ động trong việc xét tuyển. Để đảm bảo thống nhất, Bộđề ra một số quy định chung có tính nguyên tắc sau:

- Các trường chủ động xác định điểmtrúng tuyển theo khối thi hoặc theo ngành học.

- Điểm trúng tuyển NV2 theo từng khuvực và đối tượng ưu tiên phải cao hơn NV1 là 1 điểm, 2 điểm hoặc 3 điểm, do trườngquy định cụ thể. Điểm trúng tuyển NV3 theo từng khu vực và đối tượng ưu tiên phảicao hơn NV2 là 1 điểm, NV2 là 2 điểm hoặc 3 điểm, do trường quy định cụ thể.

- Phương án xét tuyển cụ thể đối vớiNV1, NV2 do các trường quy định theo nguyên tắc trên.

- Thí sinh đã trúng tuyển NV1, NV2không được xét tuyển NV3.

Những trường hợp đặc biệt, trong đócó trường hợp điểm trúng tuyển quá thấp so với yêu cầu đảm bảo chất lượng hoặctrường hợp chỉ tuyển được một nguyện vọng, các trường báo cáo để Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

VIII. VỀ NHẬP SỐ LIỆU VÀ SỬ DỤNGCÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG TUYỂN SINH

Các Sở, các Trường phải thực hiệnđúng phần mềm tuyển sinh ĐH, CĐ do Bộ quy định, in các biểu mẫu đúng quy cáchnhư: thống kê số liệu thí sinh ĐKDT, số thí sinh dự thi, thống kê kết quả thi,danh sách các thí sinh trúng tuyển...Các quy trình sắp xếp phòng thi, dồn túichấm thi, đánh số phách và bảo mật đầu phách, kiểm dò sau khi nhập điểm phải đượcthực hiện đúng Quy chế. Tuyệt đối tránh tình trạnh xô phách.

Để việc triển khai công nghệ thôngtin đúng quy định, các trường phải cử cán bộ công nghệ thông tin chuyên tráchlàm công tác tuyển sinh và đào tạo. Các bán bộ này phải tham gia các lớp tập huấndo Bộ tổ chức. Mặt khác, các trường phải kiên quyết thực hiện nghiêm kỷ luật vềviệc sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm dữ liệu tin cậy, đúng cấu trúc do Bộquy định và truyền dữ liệu đúng thời hạn quy định.

Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết vềviệc này.

IX. VỀ LỆ PHÍ TUYỂN SINH

Liên Bộ Tài chính- Giáo dục và Đào tạosẽ có văn bản hướng dẫn riêng.

X. Về việc thông báo kết quả thivà danh sách trúng thưởng

XI. VỀ VIỆC THU GIẤY CHỨNG NHẬN TỐTNGHIỆP TẠM THỜI CỦA THÍ SINH

Hội đồng Tuyển sinh các trường phảithực hiện đúng quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành: đối với những thísinh trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp khi đến trường nhập học, chỉ yêu cầunộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (THPT, THCN và tương đương) do Hiệu trưởngcấp, không yêu cầu thí sinh phải lấy xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo. Vào đầunăm học, sau các trường yêu cầu những sinh viên này phải xuất trình bản gốc bằngtốt nghiệp để đối chiếu, kiểm tra.

XII. VỀ VIỆC BÁO CÁO NHANH TÌNHHÌNH KỲ THI

XIII. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANHTRA, KIỂM TRA TUYỂN SINH

Công tác thanh tra, kiểm tra, giámsát tuyển sinh phải được tăng cường cơ sở và trong toàn ngành để duy trì, giữ vữngkỷ cương, thực hiện nghiêm túc Quy chế tuyển sinh. Ban chỉ đạo tuyển sinh của BộGiáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch giám sát, kiểmtra các khâu tổ chức kỳ thi, chấm thi, kể cả phúc khảo, định điểm xét tuyển,triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường và xử lý nghiêm khắc kịp thời nhữngngười vi phạm Quy chế.

Vụ Đại học có trách nhiệm, hướng dẫnchi tiết cho các Sở, các trường về các vấn đề liên quan để kỳ thi tuyển sinhnăm 2003 đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu tuyển chọn của trường, và đòi hỏichính đáng của xã hội.

Xem thêm: Nguyễn Đình Chiểu Ngôi Sao Sáng Trong Văn Nghệ Của Dân Tộc Violet

Văn bản này và Lịch công tác tuyểnsinh ĐH, CĐ năm 2003 đính kèm phải được các Ban Chỉ đạo thi, thành viên Hội đồngTuyển sinh các trường ĐH, CĐ và cán bộ làm công tác tuyển sinh của các Sở Giáodục & Đào tạo quán triệt đầy đủ, thực hiện nghiêm chỉnh, đồng thời được phổbiến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địaphương.