Bài thơ “Nói với con” là một bài rất ý nghĩa, thể hiện tìn yêu thương của cha mẹ dàn cho con cái và vẻ đẹp của sự tự hào về quê hương đất nước. Hãy cùng Trung tâm gia sư WElearn tìm hiểu về cách nghị luận bài thơ Nói với con nhé!.
Bạn đang xem: Y phương nói với con
Nội dung bài viết1. Dàn ý nghị luận về bài thơ Nói với con2. Văn mẫu tham khảo Nghị luận về bài thơ Nói với con
1. Dàn ý nghị luận về bài thơ Nói với con
1.1. Dàn ý đại cương
Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
Thân bài:
Hoàn cảnh sáng tácMạch cảm xúc của tác phẩmTình yêu thương, sự che chở đùm bọc của gia đình và quê hương với đứa conPhẩm chất đáng quý, tốt đẹp và truyền thống văn hóa của người đồng mìnhƯớc muốn của chaNghệ thuậtKết bài: Đánh giá lại bài thơ
1.2. Dàn ý chi tiết
Mở bàiTác giả:
Y Phương sinh năm 1948.Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, người dân tộc Tày.Quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Năm 2007, Y Phương được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.Thơ ông mạnh mẽ, chân thật và trong sáng với cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.Một số tác phẩm: Nói với con (1980), Người núi hoa (1982), Tiếng hát tháng giêng (1986), Lửa hồng một góc (1987), Lời chúc (1991), Đàn then (1996), Thơ Y Phương (2002)…
Tác phẩm
Được viết năm 1980, khi tác giả lần đầu được làm chaIn trong tập Thơ Việt Nam (1945- 1985),Nội dung: Thể hiện tình cảm gia đình, ca ngợi nét đẹp lao động và sức sống mạnh mẽ của quê hương đất nước và dân tộc mìnhThân bàiHoàn cảnh sáng tác: Viết khi tác giả lần đầu làm cha → vui sướng → viết bài thơ để kỷ niệm
Mạch cảm xúc của tác phẩm và ý nghĩa nhan đề
Ý nghĩa nhan đề: Là lời tâm sự và chia sẻ của người cha với con mình, mong con lớn khôn và biết gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của quê hươngMạch cảm xúc của bài thơ: đi từ những thứ nhỏ bé, bình dị nhất đến gia đình và lan rộng ra là quê hương và đất nước.→ Đó cũng chính là lẽ sống mà chúng ta cần phải ghi nhớ và thực hiện trong cuộc đời này.
Tình yêu thương, sự che chở đùm bọc của gia đình và quê hương với đứa con
Người cha Nói với con về cội nguồn của gia đìnhCon lớn lên trong sự mong đợi của gia đìnhNhịp thơ ⅔, từ láy → âm điệu vui tươi thông qua các hình ảnh chân phải- chân trái; tiếng nói – tiếng cười; một bước – hai bước…→ Nhìn thấy được không khí của một gia đình hạnh phúc, yêu thương nhau. Cha mẹ luôn dõi theo con trong từng bước đi, từng giọng nói và tiếng cười
Người cha Nói với con về cội nguồn của quê hươngCon lớn lên trong lời ca, câu hát mộc mạc của quê hương, trong nhịp sống của người lao động: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”Các hình ảnh lao động được miêu tả gắn với niềm vui, sự hăng say với công việc → Nét đẹp của người lao độngCon lớn lên trong sự bảo vệ của thiên nhiênNgày cưới – ngày đẹp nhất trên đời → dấu ấn của hạnh phúc → kết tinh đẹp nhất chính là đứa con.Giọng thơ xúc động, vui tươi, cha mẹ vừa Nói với con vừa như nhớ lại những kỉ niệm của mình.→ Sự yêu thương, bảo vệ của quê hương đối với con, những nét đẹp truyền thống của một vùng quê đầy nghĩa tình
Phẩm chất đáng quý, tốt đẹp và truyền thống văn hóa của người đồng mình
Sức sống bền bỉ, mạnh mẽ mà cao đẹp của quê hương với mong muốn con tiếp nối, phát triểnĐiệp ngữ “người đồng mình” để khẳng định sự tự hào về người dân quê mình, khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họPhẩm chất của những người đồng mình hiện dần qua lời nói tâm tình của người cha:Sự thủy chung đối với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, một cuộc sống tràn ngập niềm vui và sự lạc quan: “Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh”Điệp từ, điệp ngữ, so sánh kết hợp với các câu ngắn dài khác nhau thể hiện tâm sự của người cha → Khẳng định người miền núi tuy khó khăn, vất vả nhưng vẫn lạc quan, yêu đời để vượt qua.Sống vui tươi, thân thiện, biết ơn: Hồn nhiên, yêu đời, yêu lao động: cài nan hoa khi đan lờ bắt cá, luôn ca hát trong lao động.Con người sống dựa vào tự nhiên, biết ơn tự nhiên: “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng”.Sống biết ơn, kiên cường, hiên ngang, không quản gian khó: “Người đồng mình” kiên cường, vượt qua khó khăn để làm việc lớnThái độ biết ơn đối với cha ông vì đã xây dựng đất nước, không chê quê hương nguồn cội, không quản gian khó: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.Phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần như “người đồng mình”: “thô sơ da thịt”, “chẳng mấy ai nhỏ bé”; có thể “Lên thác xuống ghềnh”, “Không lo cực nhọc”.Sống có ích cho đời và cho quê hương, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp:“tự đục đá kê cao quê hương”“quê hương thì làm phong tục”→ Mối quan hệ mật thiết giữa con người với quê hương đất nước.
→ Con người xây dựng quê hương, tạo ra phong tục tập quán → quê hương gìn giữ các phong tục tập quán đó.
Ước muốn của cha
Mong con thủy chung với quê hươngBiết chấp nhận khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mìnhCha mẹ mong con “Sống như sông như suối” → luôn phát triển → không được quên những truyền thống tốt đẹp của quê hương.Phải biết tự hào về truyền thống của quê hương, về lối sống nghĩa tình của “người đồng mình”Mong con sống cao thượng, tự trọng, chân thật vì mộc mạc và đơn sơ là bản chất của người đồng mìnhMong con vững vàng bước ra đời, bởi sau lưng luôn có gia đình và quê hương ủng hộ, mang sẵn dòng máu của “người đồng mình” – kiên cường, bất khuất, dũng cảmMong con sống bản lĩnh như “người đồng mình, luôn khẳng định bản thân mìnhNghệ thuật
Sử dụng điệp ngữThể thơ tự do, giọng thơ mang đậm chất người miền núi: chân thành, mộc mạcHình ảnh, ngôn ngữ đặc trưng của người dân miền núiKết bàiLời tâm sự chân thành của người cha dành cho conThể hiện sự yêu thương con vô bờ bếnThể hiện niềm tự hào về quê hương, đất nướcMong con – thế hệ sau gìn giữ những nét đẹp mà cha ông – thế hệ trước đã tạo dựng2. Văn mẫu tham khảo Nghị luận về bài thơ Nói với con
2.1. Bài văn mẫu 1
Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày, sinh và lớn lên ở vùng đất non cao, với tư duy mộc mạc, giản dị những vần thơ của ông cũng chân thành như chính tâm tư, tình cảm của con người nơi đây. Nhắc đến Y Phương là nhắc đến bài thơ Nói với con nổi tiếng về tình cảm gia đình thiêng liêng sâu nặng.
Nói với con được Y Phương sáng tác khi đứa con đầu lòng của ông ra đời. Bởi vậy bài thơ chứa đựng niềm hạnh phúc dạt dào của một người lần đầu được làm cha. Không chỉ vậy, bài thơ còn cho thấy ý thức của người cha muốn vun đắp, muốn cho con hiểu rõ cội nguồn của bản thân và luôn tự hào về nơi mình sinh ra.
Trước hết, bài thơ cho người con thấy nguồn cội mình được sinh ra chính là tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của những người đồng mình.
Xem thêm: Đề Thi Học Sinh Giỏi Hóa 8 Cấp Huyện, Đề Thi Hsg Hóa 8 Cấp Huyện Có Đáp Án
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Bằng những hình ảnh hết sức cụ thể cùng với đó là việc lặp cấu trúc, phép liệt kê Y Phương đã tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt, hòa hợp trong một gia đình nhỏ đầy ắp hạnh phúc. Đồng thời bốn câu thơ xuất hiện nối tiếp qua các động từ “bước, chạm, tới” và cái đích đến của người con là hai chữ thật giản dị mẹ – cha. Điều giản dị ấy phải chăng bộc lộ ý nghĩa thật lớn lao và thiêng liêng: với mỗi người mẹ cha là đích đến, là nơi để ta tìm về, là nơi để ta bước tiếp, là chốn bình yên để ta nương tựa sau những giông bão cuộc đời.